Xuất hiện tam giác bão - áp thấp nhiệt đới, tổ hợp thiên tai hiếm gặp

Áp thấp và áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông kết hợp với bão Lingling ngoài khơi Thái Bình Dương tạo thành tam giác xoáy thuận nhiệt đới vô cùng phức tạp.

 Ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo khí hậu (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia).

 Ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo khí hậu (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia).

Ngày 3/9, ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo khí hậu (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia) cho hay, hiện nay, trên Biển Đông đang tồn tại một cơn áp thấp nhiệt đới và một vùng áp thấp.

Cơn áp thấp nhiệt đới có tên Kajiki đã đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế vào rạng sáng nay (3/9). Hiện tại, Kajiki đang trong quá trình đổi hướng từ Tây Nam sang hướng Đông Bắc, đi quặt lại từ đất liền ra biển.

Còn đối với cơn áp thấp nhiệt đới mới hình thành từ sáng sớm hôm qua (2/9) ở khu vực giữa Biển Đông, sau một ngày thì nó đã suy yếu thành một vùng áp thấp. Hôm nay (3/9), vùng áp thấp này đang có xu hướng dịch chuyển theo hướng Tây Bắc, về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc).

 Bão Lingling kết hợp với áp thấp nhiệt đới và vùng áp thấp trong Biển Đông tạo nên tam giác xoáy thuận nhiệt đới hiếm gặp. Ảnh NOAA.

 Bão Lingling kết hợp với áp thấp nhiệt đới và vùng áp thấp trong Biển Đông tạo nên tam giác xoáy thuận nhiệt đới hiếm gặp. Ảnh NOAA.

“Trong 24 tới 48 giờ tới, cơn áp thấp nhiệt đới Kajiki và vùng áp thấp sẽ hòa thành một cơn áp thấp nhiệt đới chung. Sau đó, trong 48 tới 72 giờ tới, tức khoảng 2-3 ngày nữa, áp thấp nhiệt đới này sẽ mạnh lên thành bão, di chuyển theo hướng Đông Bắc”, ông Hưởng cho hay.

Ngoài sự xuất hiện đồng thời của cơn áp thấp nhiệt đới Kajiki và vùng áp thấp trên Biển Đông, ông Hưởng cho biết thêm, ở Tây Bắc Thái Bình Dương đang tồn tại một cơn bão có tên Lingling. Điều này đã tạo nên một tam giác xoáy thuận nhiệt đới (áp thấp nhiệt đới và bão) vô cùng phức tạp và hiếm gặp.

Ông Hưởng cho hay, trong thời gian tới, cơn áp thấp nhiệt đới Kajiki sẽ hút vùng áp thấp, gọi là hiệu ứng cơn yếu hút vào cơn mạnh. Sau đó, cơn áp thấp nhiệt đới/bão này đi  theo hướng Đông Bắc lên phía đảo Hải Nam tương tác với bão Lingling

“Do ảnh hưởng của tam giác xoáy thuận nhiệt đới, cụ thể là áp thấp nhiệt đới Kajiki sẽ khiến mưa lớn diện rộng xảy ra từ Nghệ An đến Thưa Thiên Huế. Kajiki có thời gian tồn tại trên đất liền lâu, duy trì mưa lớn diện rộng kéo dài gây áp lực cho hệ thống sông suối, hồ thủy điện, thủy lợi ở khu vực miền Trung.

Lũ xuất hiện từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế với mức báo động 2-3, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất từ Thanh Hóa đến Quảng Nam và khu vực Tây Nguyên.

Áp thấp nhiệt đới/bão tương tác với bão Lingling đi theo hướng Đông Bắc gây ra sóng biển mạnh, có thể gây nguy hiểm cho tàu thuyền hoạt động trên biển”, ông Hưởng nhận định.

Trước những diễn biến bất thường của thời tiết, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường – Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã yêu cầu các địa phương, Bộ, ngành tích cực triển khai các phương án ứng phó.

Theo đó, cơ quan dự báo thường xuyên theo dõi, thông tin kịp thời, chính xác diễn biến của áp thấp nhiệt đới, cảnh báo mưa, lũ lớn và gió mùa Tây Nam. Cơ quan phòng chống thiên tai các cấp tổ chức trực ban theo dõi thông tin, kịp thời tham mưu chỉ đạo ứng phó.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường – Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường – Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai.

Đối với trên biển, trên đảo, không để người dân quay lại lồng bè, chòi canh những vùng nguy hiểm do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới; Đảm bảo an toàn cho người dân và khách du lịch trên trên các đảo.

Khu vực ven biển, đồng bằng và đô thị, kiểm tra đảm bảo an toàn cho người dân khu vực ven biển có nguy cơ rủi ro cao; an toàn giao thông, khai giảng năm học mới; Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa Hè Thu, lúa Mùa; Chủ động tiêu nước đệm, vận hành bơm tiêu úng.

Đối với khu vực miền núi, trung du và Tây Nguyên cần rà soát khu vực có nguy lũ quét, sạt lở đất để có phương án di dân; Tuần tra, canh gác các khu vực ngầm tràn, sạt lở; Đảm bảo an toàn hồ đập; Sẵn sàng phương án đảm bảo giao thông, hệ thống lưới điện, thông tin liên lạc.

Thông tin mới về vị trí và cường độ của 2 áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông

Sau khi vào đất liền các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam, áp thấp nhiệt đới Kajiki không suy yếu mà đang quay lại...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Triệu Quang ([Tên nguồn])
Áp thấp nhiệt đới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN