2 áp thấp nhiệt đới chạy lòng vòng rất phức tạp

Sáng nay áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) gần bờ, có tên quốc tế là Kajiki, đã đổ bộ trên đất liền các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam gây mưa to nhiều nơi.

Sáng 3-9, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai tổ chức cuộc họp ứng phó với ATNĐ kép trên đất liền và giữa biển Đông. Theo báo cáo, hồi 4h sáng nay (3-9), tâm ATNĐ gần bờ (Kajiki) ở  trên đất liền các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam (khoảng 16,1 độ Vĩ Bắc; 107,7 độ Kinh Đông). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 80km tính từ tâm ATNĐ.

Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai họp chỉ đạo đối phó với hai cơn áp thấp nhiệt đới

Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai họp chỉ đạo đối phó với hai cơn áp thấp nhiệt đới

Dự báo trong 12 giờ tới, ATNĐ hầu như ít dịch chuyển, sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển về hướng đông, mỗi giờ đi được 5-10km.

Đến 16h chiều nay, tâm ATNĐ ở trên bờ biển các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 8-9.  + Với ATNĐ khu vực giữa biển Đông, vào 4h sáng nay, vị trí tâm ATNĐ ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 140km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6, giật cấp 8. 

Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng bắc tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km. Đến 4h ngày 4-9, vị trí tâm ATNĐ ở khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 111,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía đông đảo Hải Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6, giật cấp 8.   Về cảnh báo gió mạnh và vùng nguy hiểm trên biển, trong ngày và đêm 3-9, ở khu vực Vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; sóng biển cao 2,0-4,0m; biển động mạnh; ở vùng ven biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Vùng nguy hiểm trên biển Đông trong 24 giờ tới do ATNĐ (gió mạnh từ cấp 6 trở lên): Phía Bắc vĩ tuyến 13,0 độ Vĩ Bắc.  Theo ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ảnh hưởng của ATNĐ Kajiki gây mưa to ở Hà Tĩnh, Huế (150-200mm) kèm gió cấp 6, giật cấp 7-8. Ông Khiêm cho biết các đài trên thế giới đang có sự khác biệt về dự báo. Đài khí tượng Hồng Kông dự báo ATNĐ Kajiki mạnh cấp 7, dự báo đi ra ngoài và hướng về Hồng Kông, còn đài khí tượng Hoa Kỳ thì dự báo ATNĐ sẽ đi sang Lào.

Về dự báo của Việt Nam, sau khi đổ bộ, ATNĐ Kajiki có khả năng di chuyển ra ngoài biển rồi mạnh lên thành bão. Còn ATNĐ ngoài biển di chuyển theo hướng tây bắc sau đó suy yếu dần.

Vị trí, đường đi của hai cơn áp thấp nhiệt đới theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng quốc gia

Vị trí, đường đi của hai cơn áp thấp nhiệt đới theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng quốc gia

Tại cuộc họp, báo cáo nhanh của Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng, cho biết tính đến 6h ngày 3-9, Biên phòng các tỉnh từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 71.462 phương tiện/312.630 người biết diễn biến, hướng di chuyển của ATNĐ để chủ động vòng tránh hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Về hệ thống đê điều có 237 vị trí trọng điểm xung yếu; 86 công trình đang thi công dở dang ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ và 04 sự cố về đê điều trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày 30, 31-8. Với đợt mưa này thì tình hình hồ chứa cũng quan ngại. Nếu đúng vào lưu vực những hồ chứa nhỏ sẽ đầy luôn, tràn qua đập đất sẽ bị vỡ. Có 63 hồ chứa xung yếu từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi. 

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, hiện ở bờ biển Đông đang xuất hiện những dạng hình khí tượng bất lợi, đề nghị Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cố gắng xâu chuỗi, đánh giá, đặc biệt năm nay gắn trong bối cảnh hai cực tan băng rất nhanh, rất dị thường để chúng ta lường trước, có cảnh báo.

"ATNĐ đã đổ bộ vào bờ các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình. Cơn ATNĐ này có đặc biệt là các đài dự báo cả quốc tế và nước ta dự báo vào bờ biển nước ta, sau quẩn lại và phát triển ra biển theo hướng đông bắc rồi góp với cơn ATNĐ mới giữa biển Đông. Hoàn lưu không theo một trục mà theo hướng tây, chạy quẩn trở lại, rất phức tạp", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Từ tình hình này, ông Cường yêu cầu các cơ quan quản lý bám chặt, thông báo diễn biến tình hình đảm bảo an toàn. Hoàn lưu gây mưa lớn cục bộ từ nay đến hết 6-9, từ Thanh Hòa trở vào Thừa Thiên - Huế khiến lũ lên nhanh, có khả năng lên báo động 3 nên phải hết sức cảnh báo, chống sạt lở, tai biến địa chất... 

Đối với hồ đập toàn tuyến, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập, hạ du hồ chứa nhất là hồ, đập xung yếu, đang thi công và thủy điện nhỏ; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố. Đặc biệt lưu ý ba hồ lớn ở Thừa Thiên - Huế, nhất là hồ Tả Trạch và các hồ ở bắc Quảng Nam.

Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng yêu cầu các địa phương tập trung thu hoạch lúa hè thu. Tiếp tục theo dõi ATNĐ và tình hình tàu thuyền, lồng bè, không để người dân quay lại lồng bè, chòi canh. Đảm bảo an toàn cho người dân và khách du lịch trên trên các đảo...

Mưa lớn kéo dài hai ngày, nhiều nơi ở Hà Tĩnh ngập sâu

Hiện tại mực nước sông Ngàn Sâu (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang dâng cao, nhiều tuyến đường đã bị chia cắt, có hơn 26.000...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo AN HIỀN ([Tên nguồn])
Áp thấp nhiệt đới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN