Xác minh tài sản thu nhập của hơn 10.000 cán bộ

Sự kiện: Thời sự

Năm 2022, trong tổng số 430.000 người thực hiện kê khai tài sản, thu nhập có 10.662 người được xác minh tài sản, thu nhập song chỉ có 2 người bị kỷ luật do kê khai không trung thực, 39 người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng.

36 người đứng đầu bị xử lý vì để xảy ra tham nhũng

Ngày 6/1, thông tin từ Thanh tra Chính phủ (TTCP) cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo tổng kết công tác năm 2022.

Theo báo cáo, trong năm vừa qua, toàn ngành thanh tra đã triển khai 8.514 cuộc thanh tra hành chính và 222.692 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra đã phát hiện vi phạm về kinh tế 85.998 tỷ đồng, 8.777 ha đất, trong đó, kiến nghị thu hồi 26.654 tỷ đồng và 574 ha đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán do chưa thực hiện đúng quy định và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 59.344 tỷ đồng, 8.203 ha đất; ban hành 145.558 quyết định xử phạt vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân với số tiền 5.641 tỷ đồng; kiến nghị xem xét, xử lý hành chính 3.530 tập thể và 8.619 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý 451 vụ, 295 đối tượng.

Thanh tra Chính phủ tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên, chọn 30 cán bộ là người có chức vụ, quyền hạn tại 7 bộ, ngành, tổng công ty nhà nước để thực hiện việc xác minh tài sản, thu nhập (TNTS) năm 2022 theo thẩm quyền.

Thanh tra Chính phủ tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên, chọn 30 cán bộ là người có chức vụ, quyền hạn tại 7 bộ, ngành, tổng công ty nhà nước để thực hiện việc xác minh tài sản, thu nhập (TNTS) năm 2022 theo thẩm quyền.

Năm 2022, TTCP cũng đã hướng dẫn, đôn đốc các ngành, các cấp thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng. Theo đó, có trên 54.000 cán bộ, công chức, viên chức đã được chuyển đổi vị trí công tác. Trong tổng số 430.000 người thực hiện kê khai tài sản, thu nhập có 10.662 người được xác minh tài sản, thu nhập song chỉ có 2 người bị kỷ luật do kê khai không trung thực, 39 người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, đã xử lý kỷ luật 36 người.

"Tổng số vụ việc tham nhũng phát hiện là 116 vụ việc, 153 người. Trong đó, qua hoạt động kiểm tra nội bộ phát hiện 41 vụ, 22 người; qua hoạt động thanh tra, kiểm tra đã phát hiện 50 vụ, 86 người; qua giải quyết khiếu nại, tố cáo phát hiện 25 vụ, 45 người liên quan đến tham nhũng", báo cáo nêu.

Theo TTCP đánh giá, nhìn chung năm vừa qua công tác thanh tra, kiểm tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được thực hiện nghiêm túc, kiến nghị xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. Quan hệ phối hợp công tác giữa cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán với các cơ quan chức năng trong công tác phòng, chống tham nhũng ngày càng chặt chẽ, hiệu quả.

Mặc dù vậy, cơ quan này cũng thừa nhận trong công tác phòng chống tham nhũng, tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc chưa được ngăn chặn triệt để; công tác tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị còn hạn chế, rất ít vụ việc được phát hiện qua tự kiểm tra trong nội bộ; cơ cấu tổ chức và chất lượng đội ngũ cán bộ ngành thanh tra còn bất cập; một số cán bộ thanh tra chấp hành kỷ cương, kỷ luật chưa tốt.

Chuyển 40 vụ mua sắm thiết bị y tế sang cơ quan điều tra

Đáng chú ý, trong năm 2022, TTCP đã thành lập 3 đoàn thanh tra tại Bộ Y tế, Hà Nội, TP HCM, đồng thời, chỉ đạo 9/20 Bộ, ngành và 61/63 tỉnh, thành phố thành lập đoàn thanh tra chuyên đề diện rộng về mua sắm trang thiết bị, sinh phẩm, kít xét nghiệm, vắc xin, thuốc phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, các cơ quan thanh tra đã tiến hành thanh tra 21.383 gói thầu (đạt 59,23%) với tổng giá trị 15.475 tỷ đồng (đạt 59,36 %).

Các cơ quan thanh tra đã tiến hành thanh tra 21.383 gói thầu mua sắm trang thiết bị phòng chống dịch. Ảnh minh họa.

Các cơ quan thanh tra đã tiến hành thanh tra 21.383 gói thầu mua sắm trang thiết bị phòng chống dịch. Ảnh minh họa.

Qua thanh tra cho thấy, quá trình mua sắm có nhiều thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm trong việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, tổ chức đầu thầu và thực hiện hợp đồng mua sắm tại nhiều địa phương (54/61 tỉnh, thành phố có 4.992/15.909 gói thầu vi phạm... điển hình là Hà Tĩnh và Đà Nẵng có số gói thầu vi phạm lên đến 100%, Hải Phòng 95,8%, Quảng Trị 95,2%, Bắc Giang, Ninh Bình, Điện Biên, Nam Định từ trên 70% - 90%).

Theo TTCP, kết quả thanh tra còn phát hiện một số vụ việc mua sắm thiết bị y tế có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước. Do đó, cơ quan thanh tra đã kiến nghị chuyển 40 vụ việc cho cơ quan điều tra các cấp để xem xét, xử lý theo thẩm quyền. Trong đó, TTCP chuyển 16 vụ việc; Thanh tra bộ, thanh tra tỉnh 24 vụ việc.

Bên cạnh đó, TTCP cũng kiến nghị các bộ, ngành, địa phương hoàn thiện cơ chế, chính sách; tổ chức kiểm điểm, xử lý vi phạm; nghiêm túc thực hiện các kết luận thanh tra; thu hồi các khoản tiền do vi phạm; khẩn trương chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm đã được chỉ ra qua thanh tra.

Nguồn: [Link nguồn]

Xác minh tài sản của 14 lãnh đạo ngành công an

Thanh tra Bộ Công an vừa công bố quyết định xác minh tài sản, thu nhập của 14 người có chức vụ, quyền hạn trong công an nhân dân năm 2022.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hoàng An ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN