Vụ "bôi nhọ" lãnh đạo Thanh Hoá: Số điện thoại có thể giả mạo thế nào?

Quanh vụ tin nhắn được cho là của một lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa bị tung lên mạng xã hội, kỹ thuật viên cho biết, không cần quá am hiểu công nghệ thông tin, người dùng vẫn có thể "biến đổi" số điện thoại bất kỳ thành một số điện thoại mà họ muốn để tạo nên những tin nhắn lừa đảo, bôi nhọ...

Vụ "bôi nhọ" lãnh đạo Thanh Hoá: Số điện thoại có thể giả mạo thế nào? - 1

"Không hiểu vì động cơ gì họ lại có thể dựng chuyện, vu khống tôi một cách trắng trợn như thế này", cô gái bị tung tin đồn là "bồ nhí" bức xúc lên tiếng

Như Tiền Phong đã thông tin, Công an tỉnh Thanh Hóa đã vào cuộc xác minh, làm rõ nội dung các bức ảnh chụp màn hình đang lan truyền chóng mặt trên internet về nội dung được cho là tin nhắn qua lại giữa một các bộ lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa với một cô gái trẻ trên T. Trong các bức ảnh lan truyền cho thấy xuất phát từ đầu số 091239XXX, được cho là của ông H. (một cán bộ lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá) có những đoạn chát hết sức nhạy cảm với cô T.

Dựa trên các bức ảnh lan truyền này, một kỹ thuật viên ở TP.HCM nhận định, đó là giao diện tin nhắn được chụp lại bởi máy iPhone và việc giả mạo số như trong hình ảnh đều có thể xảy ra đối với trường hợp này.

Chia sẻ rõ hơn, vị này nói, thay vì lưu tên trên danh bạ, người dùng chỉ cần một thao tác duy nhất là nhập số di động mình thay cho tên, rồi lưu vào danh bạ điện thoại - tạm gọi là Fake số.

Đối với iPhone, khi bất cứ tin nhắn đến, trình tin nhắn của iPhone sẽ chỉ hiện mỗi tên được lưu và không có bất cứ số điện thoại được hiển thị bên cạnh. Tức, nếu lưu tên anh A, người dùng sẽ nhận tin nhắn từ anh A. Hoặc lưu thành số 0913.555.xxx thì tên hiển thị là đầu số trên.

Kỹ thuật viên này cũng cho biết, đây thực chất là chiêu trò đã có từ rất lâu, họ "fake số" để trêu chọc bạn bè hoặc sử dụng cho các mục đích khác.

Như vậy, việc chỉ dựa vào màn hình chụp và cho rằng đây là tin nhắn của chính ông H. gửi đến cho cô T. là hoàn toàn không có cơ sở.

Vụ "bôi nhọ" lãnh đạo Thanh Hoá: Số điện thoại có thể giả mạo thế nào? - 2

Một trong số nhiều hình ảnh trên mạng xã hội lan truyền chiều tối 19/3. Ảnh chụp màn hình..

Một người dùng trên cộng đồng mạng cho biết, nếu thực sự ông H. này nhắn tin với cô T. thì không dại gì ông dùng ngay chính số điện thoại làm việc của mình để trao đổi những thông tin như thế này. Người dùng này cũng đặt giả thiết, nếu là cô "bồ nhí" của ông H. mà không lưu số của tình nhân mà mỗi lần liên lạc lại phải nhập cả dãy số. Điều này có hợp lý không?

Trong một diễn tiến liên quan, theo tìm hiểu của phóng viên, cô gái tên T. bị đồn là "bồ nhí" trong những tin nhắn kể trên, hiện đang công tác ở một cơ quan trên địa bàn TP Thanh Hóa.

Tại cơ quan này, cô gái có mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp, không có điều tiếng gì.

Được biết, cô đang có bạn trai là người ở  thành phố Thanh Hóa.

"Tôi thực sự choáng váng, không tin nổi vào mắt mình. Không hiểu vì động cơ gì họ lại có thể dựng chuyện, vu khống tôi một cách trắng trợn như thế này. Họ đã lấy ảnh của tôi trên trang Facebook cá nhân, sau đó lồng ghép với nội dung tin nhắn mà họ tự tạo ra để vu khống tôi. Không thể tin được họ lại có thể ác độc đến thế. Thực sự, qua phương tiện thông tin đại chúng, tôi biết ông H..., chứ bản thân chưa từng gặp ông ấy bao giờ",  chị T. cho biết.

Ngày 20/3, nguồn tin từ Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa cho biết, cơ quan chức năng đang vào cuộc xác minh, xử lý thông tin theo quy định.

Tuy nhiên, người dùng cần chú ý hơn, tránh bị lợi dụng bởi các thông tin giả mạo, thông tin thất thiệt trên internet đang là nỗi đau đầu của các cơ quan quản lý nhà nước.

Gần đây nhất là vụ 2 mẹ con tử vong khi sinh con "thuận theo tự nhiên". Câu chuyện gây sốc này do một tài khoản Facebook đăng tải và nhanh chóng lan rộng trên internet.

Người đăng tải bài viết này nói rằng, đó là người bạn của mình đã tử vong cả mẹ lẫn con vì sinh con tại nhà theo trào lưu "thuận tự nhiên". Đây là trào lưu do một người tự xưng là thạc sĩ về sữa mẹ giảng dạy và thậm chí bịa đặt thông tin đã đóng 15 triệu đồng để học khóa sinh thuận tự nhiên. Việc sinh theo trào lưu này đã khiến người mẹ bị kiệt sức, còn con bị ngạt và không được cấp cứu kịp thời dẫn đến tử vong.

Ngay lập tức, nhà chức trách vào cuộc và lên tiếng, đây là thông tin bịa đặt và tại địa chỉ trên không có bất cứ một thai phụ nào tử vong.

Từ đó, có thể thấy, lượng thông tin trên internet hiện rất khó lường, người dùng cần tỉnh táo hơn để tiếp nhận thông tin. Đồng thời, ngừng chia sẻ các thông tin khi không hiểu rõ bản chất, các thông tin thất thiệt sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến các cá nhân, làm xáo trộn tình hình an ninh trật tự.

Cô gái bị tung tin là “bồ nhí” lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa lên tiếng

Chị N.T.Tr., cô gái bị tung tin lên mạng xã hội là “bồ nhí” của một lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, chiều 20-3 đã lên tiếng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TIẾN LỰC - HOÀNG LAM (Tiền Phong)
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN