Tử vong do ngộ độc rượu: Sản phẩm rượu nghi giả mạo?

Sự kiện: Ngộ độc rượu

“Hiện căn nguyên của các vụ ngộ độc rượu tại Quảng Ninh đang được điều tra làm rõ tuy nhiên có 2 giả thuyết: sản phẩm rượu bị giả mạo hoặc do nghi ngờ xuất nhầm nguyên liệu”, Trưởng phòng Ngộ độc, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế nhận định.

Vụ ngộ độc rượu nghiêm trọng nhất miền Bắc

Theo ông Hùng, vụ ngộ độc rượu khiến 6 người tử vong tại Quảng Ninh là nghiêm trọng nhất ở các tỉnh miền Bắc từ trước đến nay. Qua kiểm tra 11 sản phẩm của Công ty cổ phần xuất nhập  khẩu  29 Hà Nội, phát hiện 3 sản phẩm cũng chứa hàm lượng methanol cao. Ngoài ra, loại rượu do công ty sản xuất đã hết hạn giấy phép, 4 sản phẩm rượu có nhãn ghi không phù hợp với nhãn công bố và không thực hiện kiểm nghiệm mẫu theo quy định. Các sản phẩm này đã bị niêm phong, đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn quốc. Đây cũng là sự cố nghiêm trọng lần đầu tiên xảy ra là sản phẩm của doanh nghiệp. Trước đó, các ca ngộ độc do rượu chứa methanol đều mang quy mô nhỏ lẻ, rượu sản xuất thủ công.

Cũng theo ông Hùng, hiện căn nguyên của các vụ ngộ độc rượu đang được điều tra làm rõ tuy nhiên có 2 giải thuyết là: sản phẩm rượu bị giả mạo hoặc do nghi ngờ xuất nhầm nguyên liệu, thay vì sử dụng cồn thực phẩm thì sử dụng cồn công nghiệp để pha chế rượu.

Tử vong do ngộ độc rượu: Sản phẩm rượu nghi giả mạo? - 1

Loại rượu các nạn nhân uống gây ngộ độc chết người

Mặc dù sản phẩm đã bị đình chỉ lưu hành và thu hồi khẩn cấp nhưng nguy cơ lớn nhất là sản phẩm vẫn còn ở trong dân. Nếu người dân còn uống rượu thì nguy cơ ngộ độc vẫn tiếp tục xảy ra, thậm chí tử vong do rượu có chứa hàm lượng methanol cao.

Theo ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, tất cả các sản phẩm của công ty đều có công bố chất lượng sản phẩm và hiện mới xác định lô sản phẩm  nói trên bị vi phạm về hàm lượng methanol. Methanol là cồn công nghiệp, không được sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm rượu. Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã truy tìm về cơ sở cung cấp nguyên liệu cho sản cơ sở sản xuất rượu nếp 29 Hà Nội. Cơ quan điều tra của Quảng Ninh đã vào cuộc điều tra sự việc.

Ham rượu rẻ là mất mạng

Trao đổi với PV, PGS.TS. Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) cho biết, trong rượu bình thường hay còn gọi là rượu bia thực phẩm là rượu bia có chứa ethanol. Tuy được dùng để pha chế đồ uống giải khát nhưng bản thân ethanol cũng là chất có thể gây độc: methanol ức chế làm suy yếu hệ thần kinh trung ương, gây giảm hoạt tính các nơron thần kinh. Vì thế nếu uống nhiều rượu sẽ dẫn đến say, nghiện và gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Tuy nhiên nguy hiểm hơn và thường dẫn đến chết người là khi uống rượu có chứa methanol, một chất cồn công nghiệp. Những người sử dụng thường bị nghiện rượu, ham rượu rẻ nên thường mua phải rượu có lẫn tạp chất là methanol, uống nhiều có thể gây chết người.

Tử vong do ngộ độc rượu: Sản phẩm rượu nghi giả mạo? - 2

Bệnh nhân ngộ độc rượu đang điều trị tại Bệnh viện

Theo TS. Duệ, methanol vốn chỉ được dùng trong công nghiệp. Đây là một chất cực độc, uống vào nếu không tử vong cũng gây ra viêm gan nhiễm độc, suy thận cấp, viêm thị giác dẫn đến mù. Nhiều trường hợp nghiện rượu, với nồng độ rượu bình thường uống vào không khiến họ cảm thấy "phê" mà phải pha thêm cồn vào uống mới đã. Nếu là cồn ethanol thì sẽ gây ngộ độc rượu (say) rồi lại tỉnh nhưng nếu là cồn methanol thì say là chết.

Các chuyên gia về chống độc cảnh báo, cả 6 bệnh nhân tử vong do ngộ độc methanol do uống "Rượu nếp 29 Hà Nội" đã tử vong dù đã được chuyển đến trung tâm y tế có khả năng hồi sức và lọc máu. Nguyên nhân bởi các bệnh nhân đều đã ở trong tình trạng đã quá nặng: trụy tim mạch, toan chuyển hóa nặng, hôn mê sâu và đồng tử đã giãn tối đa.

Do đó, để phòng tránh ngộ độc methanol, trước hết là giảm uống rượu, không vì ham rẻ mà mua rượu không rõ nguồn gốc như mua rượu bán rong hay rượu pha chế không bảo đảm. Cũng cần phải nhớ rằng không phải rượu nào cũng là rượu uống được, cồn nào cũng có thể pha thành rượu được. Cuối cùng, không uống quá nhiều rượu, bia  và nên uống có chừng mực: tốt nhất là 1 ngày không uống quá 50ml rượu mạnh hoặc 750ml bia.

Đến nay, Cục An toàn thực phẩm cũng công bố chính thức lô rượu có kết quả kiểm nghiệm hàm lượng methanol vượt quá 2000 lần tiêu chuẩn cho phép.

Để phòng ngừa khẩn cấp nguy cơ ngộ độc thực phẩm do sản phẩm rượu trên, Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế thông báo khẩn cấp và đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan chức năng liên quan có biện pháp thu hồi, xử lý 03 sản phẩm nêu trên.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Trịnh ([Tên nguồn])
Ngộ độc rượu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN