Thông tin tiếp vụ trẻ tử vong sau khi ăn bánh ở tiệc trung thu

Theo Bệnh viện Lê Văn Thịnh, trẻ tử vong sau khi ăn bánh tiệc trung thu là do ngưng tim ngưng thở trước nhập viện chưa rõ nguyên nhân.

Sáng 4-10, Sở Y tế TP.HCM cho biết sau khi nhận được báo cáo nhanh từ các bệnh viện (BV) có tiếp nhận bệnh nhân nghi ngộ độc thực phẩm sau tiệc trung thu tại chung cư Palm Heights (TP Thủ Đức), Sở đã cử tổ công tác gốm các chuyên gia y tế tiến hành khảo sát và đánh giá tình hình.

Bước đầu, tổ công tác ghi nhận tiệc trung thu được ban quản lý chung cư Palm Heights tổ chức cho con của cư dân và nhân viên sống tại chung cư vào lúc 17 giờ 30 ngày 29-9. Ban quản lý chung cư đã phát bánh cho khoảng 150 trẻ em và 50 người lớn.

Đến chiều 30-9, một trẻ sau khi ăn phần bánh su kem dư tại tiệc trung thu nói trên xuất hiện triệu chứng nôn ói, tiêu chảy.

Đến tối 1-10, do trẻ rơi vào tình trạng nặng nên gia đình đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi.

Tổ công tác còn ghi nhận có khoảng 50 trường hợp sống tại chung cư có cùng triệu chứng ngộ độc thực phẩm như đau bụng, sốt, nôn ói, tiêu phân lỏng nhiều lần.

Theo Sở Y tế TP.HCM, từ đêm 1 đến đêm 2-10, các BV Lê Văn Thịnh, Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 tiếp tục ghi nhận một số bệnh nhi sống tại chung cư Palm Heights nhập viện với các triệu chứng như trên. Hiện tất cả bệnh nhi tỉnh táo, sinh hiệu ổn định và tiếp tục được theo dõi sát.

Cùng ngày, BV Lê Văn Thịnh cũng đã có báo cáo nhanh trường hợp trẻ tử vong nghi ngộ độc thực phẩm.

Gia đình cho biết tối 30-9, bệnh nhi (6 tuổi) sốt cao, ói nhiều lần kèm tiêu chảy ba lần, than đau bụng ít.

Đến 17 giờ 15 ngày 1-10, gia đình đưa bệnh nhi vào phòng khám nhi của BV Lê Văn Thịnh trong tình trạng tỉnh táo.

Tại đây, BS hỏi bệnh nhi có uống thuốc gì chưa nhưng người nhà không trả lời.

BS hỏi bệnh nhi có ăn uống gì lạ không, người nhà nói không biết.

Khi BS đo nhiệt độ, bệnh nhi sốt 38oC nên BS cho uống thuốc hạ sốt.

Qua thăm khám, BS ghi nhận bệnh nhi môi hồng, chi ấm; mạch rõ; tim đều; phổi trong; bụng mềm, ấn bụng không đau (ngồi yên lúc khám, không quấy khóc, không than đau khi khám bụng); véo da mất nhanh.

Tổ công tác Sở Y tế TP.HCM làm việc với BV Lê Văn Thịnh về trường hợp trẻ tử vong. Ảnh: SỞ Y TẾ TP.HCM

Tổ công tác Sở Y tế TP.HCM làm việc với BV Lê Văn Thịnh về trường hợp trẻ tử vong. Ảnh: SỞ Y TẾ TP.HCM

Chẩn đoán bệnh nhi bị nhiễm trùng đường ruột, BS kê toa thuốc (gồm kháng sinh, giảm đau, men tiêu hóa) và cho về nhà, đồng thời dặn khi bệnh nhi có dấu hiệu bất thường thì đưa ngay tới BV.

Đến 21 giờ cùng ngày, bệnh nhi tím môi, mạch tăng dần kèm bứt rứt. Tới 23 giờ, gọi mãi nhưng bệnh nhi không phản ứng nên gia đình đưa vào cấp cứu tại BV Lê Văn Thịnh.

Qua thăm khám, BS ghi nhận bệnh nhi hôn mê sâu, GCS 3 điểm (là mức độ tổn thương chấn thương não, càng nhỏ thì tiên lượng tử vong càng cao); mạch đùi không bắt được, nhịp tim không nghe được, huyết áp không đo được; da lạnh, tím tái toàn thân; không nghe được nhịp tự thở; đồng tử hai bên 5 mm, phản xạ ánh sáng âm tính; mất hết các phản xạ toàn thân. Bệnh nhi được hồi sinh tim phổi nhưng không thành công và sau đó tử vong.

BS chẩn đoán trẻ tử vong do ngưng tim ngưng thở trước nhập viện chưa rõ nguyên nhân.

Nguồn: [Link nguồn]

Vụ bé gái tử vong sau liên hoan Trung thu: Ghi nhận 48 người có biểu hiện ngộ độc

Thông tin từ Ban quản lý An toàn Thực phẩm TPHCM cho biết, đến ngày 3/10 đã ghi nhận 48 người có biểu hiện bị ngộ độc, trong đó 19 người phải nhập viện cấp cứu. Cơ quan...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TRẦN NGỌC ([Tên nguồn])
Ngộ độc thực phẩm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN