Thiên thạch mang nước tới Trái đất

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Carnegie ở Washington (Mỹ), phần lớn nước trên Trái đất có nguồn gốc từ các thiên thạch trong Hệ mặt trời.

Những giả thuyết khoa học trước đây cho rằng phần lớn nước trên Trái đất có nguồn gốc từ ngoài Hệ mặt trời và được đưa tới hành tinh của chúng ta thông qua các thiên thạch và sao chổi. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Carnegie lại cho rằng, nguồn gốc của nước trên Trái đất từ các thiên thạch ngay trong Hệ mặt trời.

Tiến sĩ Conel Alexander và các cộng sự đã phân tích 86 mẫu thiên thạch nguyên thủy cực hiếm Carbonaceous chondrites. Những thiên thạch được cho là nguồn quan trọng nhất của các nguyên tố cơ bản trong thời kỳ đầu của Trái đất như hyđrô và nitơ.

Thiên thạch mang nước tới Trái đất - 1

Nước trên Trái đất được sinh ra sau các vụ va chạm với thiên thạch

Các nhà khoa học tiến hành đo hàm lượng hyđrô, nitơ và chất đồng vị carbon trong mỗi mẫu thiên thạch. Bằng cách này, nhóm nghiên cứu có thể biết được thiên thạch được hình thành ở đâu trong Hệ mặt trời.

Kết quả phân tích cho thấy, các thiên thạch được hình thành tương đối gần Mặt trời, có thể thuộc vành đai thiên thạch giữa sao Hỏa và sao Mộc. Trong khi đó, phần lớn các sao chổi được hình thành ở rìa ngoài của Hệ mặt trời.

“Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng các chất cơ bản tạo thành nước trên Trái đất có nguồn gốc từ trong Hệ mặt trời và chất này được mang tới Trái đất thông qua các các thiên thạch”, tiến sĩ Conel Alexander, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huy Phong (Theo Live Science) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN