Tận thấy người nuôi mãnh thú vuốt ve, “mát xa” cho sư tử

Hằng ngày, công việc của những người công nhân trong công viên Thủ Lệ là vệ sinh, cho thú dữ ăn, thậm chí lúc rảnh ngồi vuốt ve, “mát xa”, chải lông cho sư tử, hổ…

Clip công nhân nuôi mãnh thú vuốt ve, “mát xa” cho sư tử

Ông Phạm Đình Mạnh - Trưởng phòng Kỹ thuật (Công viên Thủ Lệ, Hà Nội) cho biết, hiện tại, đơn vị đang nuôi dưỡng, bảo tồn gần 600 cá thể động vật. Công nhân thay ca nhau làm việc, trực, chăm sóc thú bất kể ngày lễ, Tết. Trong ảnh là con sư tử có tên Trum lúc 2 tháng tuổi. 

Ông Phạm Đình Mạnh - Trưởng phòng Kỹ thuật (Công viên Thủ Lệ, Hà Nội) cho biết, hiện tại, đơn vị đang nuôi dưỡng, bảo tồn gần 600 cá thể động vật. Công nhân thay ca nhau làm việc, trực, chăm sóc thú bất kể ngày lễ, Tết. Trong ảnh là con sư tử có tên Trum lúc 2 tháng tuổi. 

Ngay từ khi mới sinh ra Trum không thể tự bú mẹ. Các bác sĩ thú y, công nhân chăm sóc đã phải tách Trum khỏi mẹ và nuôi trực tiếp bằng sữa ngoài. 

Ngay từ khi mới sinh ra Trum không thể tự bú mẹ. Các bác sĩ thú y, công nhân chăm sóc đã phải tách Trum khỏi mẹ và nuôi trực tiếp bằng sữa ngoài. 

Hiện tại con sư tử tên Trum đã được 2 tuổi, cân nặng khoảng 130kg. Chị Trần Thị Ngọc, 45 tuổi, ở phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội là một trong số những công nhân được giao trọng trách chăm sóc, nuôi dưỡng Trum.

Hiện tại con sư tử tên Trum đã được 2 tuổi, cân nặng khoảng 130kg. Chị Trần Thị Ngọc, 45 tuổi, ở phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội là một trong số những công nhân được giao trọng trách chăm sóc, nuôi dưỡng Trum.

Sau khi dọn vệ sinh sạch sẽ chuồng ở, đến khoảng 10h sáng hằng ngày, thức ăn sẽ được đưa vào để cho Trum ăn.

Sau khi dọn vệ sinh sạch sẽ chuồng ở, đến khoảng 10h sáng hằng ngày, thức ăn sẽ được đưa vào để cho Trum ăn.

Chị Ngọc nuôi Trum từ lúc mới sinh ra đến bây giờ, chính vì vậy mà chị coi Trum như một người bạn, thành viên trong gia đình. Sau giờ buổi sáng dọn vệ sinh, cho mãnh thú ăn, chị lại dành thời gian chơi đùa cùng Trum.

Chị Ngọc nuôi Trum từ lúc mới sinh ra đến bây giờ, chính vì vậy mà chị coi Trum như một người bạn, thành viên trong gia đình. Sau giờ buổi sáng dọn vệ sinh, cho mãnh thú ăn, chị lại dành thời gian chơi đùa cùng Trum.

Chị Ngọc chải lông, vuốt ve Trum. “Trum cũng giống như con người vậy, đều biết vui buồn và phân biệt được người nuôi mình và người lạ. Mỗi khi tôi gọi tên nó là nó lại chạy ngay tới cửa để chơi cùng với tôi”, chị Ngọc kể.

Chị Ngọc chải lông, vuốt ve Trum. “Trum cũng giống như con người vậy, đều biết vui buồn và phân biệt được người nuôi mình và người lạ. Mỗi khi tôi gọi tên nó là nó lại chạy ngay tới cửa để chơi cùng với tôi”, chị Ngọc kể.

Hình ảnh chị Ngọc đang “mát xa” cho Trum.

Hình ảnh chị Ngọc đang “mát xa” cho Trum.

Tận thấy người nuôi mãnh thú vuốt ve, “mát xa” cho sư tử - 8

Theo chị Ngọc, mỗi khi được chị “mát xa” Trum đều ngồi xuống và tỏ vẻ rất thích thú, có những lúc cứ ngồi như vậy hàng giờ liền.

Theo chị Ngọc, mỗi khi được chị “mát xa” Trum đều ngồi xuống và tỏ vẻ rất thích thú, có những lúc cứ ngồi như vậy hàng giờ liền.

Anh Nguyễn Quang Phúc (49 tuổi), cũng là người thường xuyên cùng chị Ngọc chăm sóc Trum. Họ đều coi Trum như người bạn thân.

Anh Nguyễn Quang Phúc (49 tuổi), cũng là người thường xuyên cùng chị Ngọc chăm sóc Trum. Họ đều coi Trum như người bạn thân.

Anh Phúc “mát xa” miệng cho Trum. “Dù là động vật hoang dã nhưng hổ, hay sư tử cũng không tránh được những lúc ốm đau. Do vậy mà mỗi khi những người bạn bị ốm chúng tôi đều lo sốt vó, thậm chí, có những hôm bỏ cả ăn”, anh Phúc chia sẻ.

Anh Phúc “mát xa” miệng cho Trum. “Dù là động vật hoang dã nhưng hổ, hay sư tử cũng không tránh được những lúc ốm đau. Do vậy mà mỗi khi những người bạn bị ốm chúng tôi đều lo sốt vó, thậm chí, có những hôm bỏ cả ăn”, anh Phúc chia sẻ.

Mỗi ngày công nhân cho hổ, sư tử ăn khoảng 5kg thịt bò, 1 kg sườn lợn, 0,5kg gan lợn.

Mỗi ngày công nhân cho hổ, sư tử ăn khoảng 5kg thịt bò, 1 kg sườn lợn, 0,5kg gan lợn.

Hằng ngày, khi bắt đầu công việc chăm sóc hổ, sư tử những người như anh Phúc, chị Ngọc đều phun thuốc khử khuẩn rất cẩn thận ở từng ngõ ngách, hốc cây… và thường quan sát kỹ lưỡng xem có gì bất thường không để báo cáo lãnh đạo và bộ phận thú y.

Hằng ngày, khi bắt đầu công việc chăm sóc hổ, sư tử những người như anh Phúc, chị Ngọc đều phun thuốc khử khuẩn rất cẩn thận ở từng ngõ ngách, hốc cây… và thường quan sát kỹ lưỡng xem có gì bất thường không để báo cáo lãnh đạo và bộ phận thú y.

Nguồn: [Link nguồn]

Loài chuột đi bằng hai chân lần đầu tiên xuất hiện ở Hà Nội

Đàn chuột túi wallaby hơn chục con sinh sống tại một trang trại ở Thủ đô Hà Nội đã khiến nhiều người ngỡ ngàng, thích...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Đức ([Tên nguồn])
Thế giới động vật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN