Sự trùng hợp kỳ lạ giữa áp thấp nhiệt đới và bão Linda năm 1997

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đang đổ bộ vào khu vực biển phía nam mũi Cà Mau – nơi bão Linda đã gây ra thảm họa cách đây đúng 20 năm.

Sự trùng hợp kỳ lạ giữa áp thấp nhiệt đới và bão Linda năm 1997 - 1

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng chủ trì cuộc họp ứng phó với áp thấp nhiệt đới ở Nam Bộ.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, hồi 13 chiều nay (1/11), vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) đang cách Côn Đảo khoảng 110km về phía Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.

Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km.

Đến 13 giờ ngày 2/11, vị trí tâm ATNĐ ở trên vùng biển phía Nam tỉnh Cà Mau. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

Đáng chú ý, khu vực áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng lần này chính là khu vực từng bị thiệt hại nặng nề do bão Linda đổ bộ năm 1997. Thời gian áp thấp nhiệt đới đổ bộ cũng trùng khớp với thời gian cơn bão Linda đổ bộ cách đây tròn 20 năm (2/11/1997-2/11/2017).

Do ảnh hưởng của hoàn lưu ATNĐ, từ hôm nay (1/11) đến hết ngày 2/11, ở Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 100-150mm, có nơi trên 200mm.

Đêm nay (1/11) ở ven biển các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang có gió giật mạnh cấp 6-7.

Ven biển Nam Bộ cần đề phòng nước dâng do ATNĐ và không khí lạnh  từ 0,3-0,4m, kết hợp với kỳ triều cường cao khiến mực nước biển có thể lên tới 4-4,5m.

Ngoài ra, một áp thấp nhiệt đới khác ở vùng biển Philippines vẫn đang tiếp tục di chuyển vào Điển Đông. Hồi 13 giờ chiều nay, vị trí tâm ATNĐ nằm trên khu vực phía Bắc đảo Pa-la-oan(Philippines). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.

Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh lên thành bão.

Sự trùng hợp kỳ lạ giữa áp thấp nhiệt đới và bão Linda năm 1997 - 2

Vị trí và hướng di chuyển của 2 áp thấp nhiệt đới. Ảnh Trung tâm Dự báo KTTVTƯ.

Ngày 1/11, tại cuộc họp ứng phó với áp thấp nhiệt đới, ông Hoàng Văn Thắng - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho hay, theo như dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, ATNĐ sẽ vào khu vực đồng bằng sông Cửu Long – nơi mà người dân ít phải đối phó với bão, ATNĐ nên rất dễ chủ quan.

“Bài học từ sự chủ quan trong cơn bão Linda cách đây 20 năm đã gây thiệt hại rất nặng nề cho khu vực này. Do đó, tôi đề nghị các đơn vị liên quan phải đôn đốc, nêu cao tinh thần cảnh giác cho nhân dân cũng như lãnh đạo ở các tỉnh. Công tác kiểm đếm tàu thuyền, thông báo cho các ngư dân vào nơi tránh trú an toàn cũng rất quan trọng, bởi người dân nơi đây thường sống ven sông, ven biển” – Thứ trưởng Thắng nói.

Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng đề nghị, Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương tiếp tục theo dõi sát diễn biến 2 cơn ATNĐ và thông tin kịp thời để người dân nắm được.

Tổng Cục thủy lợi cần rà soát các hồ chứa thủy lợi, phát hiện sớm các nguy cơ mất an toàn để có phương án xử lý sớm.

Đêm 31/10/1997, một vùng áp thấp ở khu vực Nam Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới với sức gió cấp 6-7, di chuyển theo hướng Tây.

Đến ngày 1/11, thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 5 có tên quốc tế là Linda với sức gió cấp 8, giật trên cấp 8.

Tối 2/11, bão đi vào vùng bờ biển Cà Mau, Bạc Liêu và đổ bộ vào đất liền với sức gió mạnh nhất đạt cấp 8, cấp 9.

Bão Linda đã làm 778 người chết, 2.123 người mất tích, 1.232 người bị thương; số nhà bị sập là 107.892;… thiệt hại về vật chất ước tính 7.200 tỉ đồng. Trong đó, riêng tỉnh Cà Mau đã có 128 người chết, 1.164 người mất tích và 601 người bị thương.

Áp thấp nhiệt đới kết hợp triều cường, Nam Bộ nguy cơ ngập sâu

Áp thấp nhiệt đới gây mưa và kết hợp với triều cường có thể khiến nước biển dâng cao 4-4,5m tràn qua đê, gây ngập...


 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Triệu Quang ([Tên nguồn])
Áp thấp nhiệt đới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN