Phiên xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm sẽ không có vành móng ngựa

Sự kiện: Ông Đinh La Thăng

Phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và 21 bị cáo vào ngày 8.1, TAND thành phố Hà Nội sẽ thực hiện mô hình phòng xét xử mới, các bị cáo sẽ không phải đứng trước vành móng ngựa.

Phiên xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm sẽ không có vành móng ngựa - 1

Ông Đinh La Thăng phải hầu tòa ngày 8.1. Ảnh: IT.

Chiều 8.1, trao đổi với PV Dân Việt, Thẩm phán Nguyễn Hữu Chính, Chánh án TAND thành phố Hà Nội cho biết, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm ông Đinh La Thăng và 21 bị cáo vào ngày 8.1, sẽ thực hiện theo mô hình phòng xét xử mới. Theo đó, Hội đồng xét xử ngồi ở bục phía trên, phía dưới Thư ký phiên tòa ngồi giữa, đại diện Viện KS giữ quyền công tố tại phiên tòa và các luật sư tham gia bào chữa sẽ ngồi ngang hàng nhau. Các bị cáo không phải đứng trước vành móng ngựa để khai, thay vào đó là đứng trước bục để khai.

Phiên xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm sẽ không có vành móng ngựa - 2

Mô hình phòng xét xử theo Thông tư 01/2017 của TAND Tối cao.

Trước đó, ngày 28.7.2017, TAND Tối cao đã ban hành Thông tư 01 Quy định về phòng xử án. Thông tư này quy định về sắp xếp vị trí của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa, phiên họp trong quá trình Tòa án xét xử vụ án hình sự, hành chính; xét xử và giải quyết vụ việc dân sự, phá sản; xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính và một số quy định khác về phòng xử án.

Về hình thức phòng xử án, Thông tư nêu rõ: Phòng xử án được bố trí hai bục, trừ phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên. Vị trí của Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự, phá sản, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp ở bục cao nhất; bục thứ hai là vị trí của những người tiến hành tố tụng khác, người tham gia tố tụng và người tham dự phiên tòa, phiên họp.

Thông tư trên có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2018.

Tại phiên tòa ngày 8.1, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao truy tố ông Đinh La Thăng nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) cùng 20 bị can trong vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" theo Điều 165 và Điều 278 Bộ luật Hình sự năm 1999 xảy ra tại Tập đoàn PVN và Tổng công ty PVC.

Cáo trạng xác định, ông Đinh La Thăng, trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, với vai trò là Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN ông Thăng có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định.

Sau đó, ông Thăng chỉ đạo cấp dưới tại PVN căn cứ hợp đồng này tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.312 tỷ đồng cho PVC để các bị can tại PVC sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích, trái quy định gây thiệt hại cho Nhà nước tổng số hơn gần 120 tỷ đồng.

Hành vi của bị can Đinh La Thăng phạm vào tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" theo khoản 3 Điều 165 Bộ luật Hình sự. Tội phạm và hình phạt được quy định: Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Trong quá trình điều tra, ông Thăng thừa nhận có sai phạm trong việc chỉ đạo thực hiện dự án với tư cách là người đứng đầu PVN.

Đối với Trịnh Xuân Thanh, trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, ông Thanh đã chỉ đạo Vũ Đức Thuận ký hợp đồng số 33 trái quy định để PVC được nhận tạm ứng 6,6 triệu USD và hơn 1.312 tỷ đồng; chỉ đạo việc sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng trong số tiền tạm ứng vào mục đích khác, không đưa vào dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước tổng số gần 120 tỷ đồng.

Cáo trạng cũng xác định, Trịnh Xuân Thanh đã đề ra chủ trương cùng bị can Vũ Đức Thuận chỉ đạo Nguyễn Anh Minh, nguyên Phó Tổng giám đốc PVC và Lương Văn Hòa, nguyên Giám đốc Ban điều hành Dự án Vũng Áng – Quảng Trạch thuộc PVC lập khống hồ sơ rút hơn 13 tỷ đồng từ Ban điều hành dự án Vũng Áng – Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân trong đó Trịnh Xuân Thanh được ăn chia 4 tỷ đồng. Bị can Thanh cũng phải chịu trách nhiệm cùng Vũ Đức Thuận, Nguyễn Anh Minh, Bùi Mạnh Hiển trong việc sử dụng chung khoản tiền 1,5 tỷ đồng.

Ông Đinh La Thăng giúp Trịnh Xuân Thanh tại dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 ra sao?

Để tạo điều kiện cho PVC, Đinh La Thăng đã nhiều lần ký văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ với mục đích giao PVC làm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lương Kết (Dân Việt)
Ông Đinh La Thăng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN