Những phụ nữ mưu sinh trong mưa lạnh ở cửa biển

Sự kiện: Nhịp sống 24h

Những ngày cuối năm này, lúc triều cường rút xuống cũng là lúc từng tốp phụ nữ ở vùng ven cửa biển huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lại tất bật đi đục hàu, cào ngao...

Cứ khoảng 14 giờ, khi thủy triều rút cũng là lúc những người phụ nữ ở làng biển Cẩm Nhượng, xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên, men theo các bãi bồi và bãi đá quanh chân cầu Cửa Nhượng để đục hàu, cào ngao.

Cứ khoảng 14 giờ, khi thủy triều rút cũng là lúc những người phụ nữ ở làng biển Cẩm Nhượng, xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên, men theo các bãi bồi và bãi đá quanh chân cầu Cửa Nhượng để đục hàu, cào ngao.

Bà Nguyễn Thị Lân (64 tuổi, ngụ xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên) cho biết mỗi ngày bà có thể đục được 1-2 kg ruột hàu với giá 70.000-90.000 đồng/kg. “Chừng đó thì cũng không nhiều lắm nhưng đã có thêm nguồn thu trang trải cho Tết rồi đó. Chỉ hy vọng những ngày tới, thời tiết thuận lợi để bà con miền biển chúng tôi có thể khai thác được nhiều hàu, ngao hơn” - bà Lân nói.

Bà Nguyễn Thị Lân (64 tuổi, ngụ xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên) cho biết mỗi ngày bà có thể đục được 1-2 kg ruột hàu với giá 70.000-90.000 đồng/kg. “Chừng đó thì cũng không nhiều lắm nhưng đã có thêm nguồn thu trang trải cho Tết rồi đó. Chỉ hy vọng những ngày tới, thời tiết thuận lợi để bà con miền biển chúng tôi có thể khai thác được nhiều hàu, ngao hơn” - bà Lân nói.

Việc đục hàu phụ thuộc vào con nước lên, xuống. Cứ sau mỗi lần thu hoạch 3-4 ngày, người dân lại tìm hàu để đục.

Việc đục hàu phụ thuộc vào con nước lên, xuống. Cứ sau mỗi lần thu hoạch 3-4 ngày, người dân lại tìm hàu để đục.

Hàu thường bám trên nhưng chân cầu, cọc gỗ... Khi nước rút, các phụ nữ ven biển ở Cẩm Xuyên lại rủ nhau ra chân cầu Cửa Nhượng để đục hàu

Hàu thường bám trên nhưng chân cầu, cọc gỗ... Khi nước rút, các phụ nữ ven biển ở Cẩm Xuyên lại rủ nhau ra chân cầu Cửa Nhượng để đục hàu

Thời tiết những ngày cuối năm lại lạnh và hanh hao khiến cho công việc như thêm phần cực nhọc. “Bà cũng như những người phụ nữ ở đây cuộc sống đã gắn chặt với biển nên dù mưa, lạnh giá, cũng không thể bỏ công việc của mình, nhất là mùa Tết” - bà Lân nói.

Thời tiết những ngày cuối năm lại lạnh và hanh hao khiến cho công việc như thêm phần cực nhọc. “Bà cũng như những người phụ nữ ở đây cuộc sống đã gắn chặt với biển nên dù mưa, lạnh giá, cũng không thể bỏ công việc của mình, nhất là mùa Tết” - bà Lân nói.

Công việc đục hàu trên bãi biển tuy vất vả là thế song bà Lân cũng những người phụ nữ ở đây vẫn luôn nở nụ cười rạng ngời, lạc quan trong cuộc sống.

Công việc đục hàu trên bãi biển tuy vất vả là thế song bà Lân cũng những người phụ nữ ở đây vẫn luôn nở nụ cười rạng ngời, lạc quan trong cuộc sống.

Cách đó không xa, bà Nguyễn Thị Châu (80 tuổi, ngụ xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên) cho biết ngoài đục hàu, nhiều phụ nữ ở làng biển này còn rủ nhau đi cào ngao và bắt ốc. Công việc này đòi hỏi người làm phải có sức khỏe tốt vì di chuyển nhiều, kéo nặng, chịu đựng thời tiết khắc nghiệt trong thời gian dài.

Cách đó không xa, bà Nguyễn Thị Châu (80 tuổi, ngụ xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên) cho biết ngoài đục hàu, nhiều phụ nữ ở làng biển này còn rủ nhau đi cào ngao và bắt ốc. Công việc này đòi hỏi người làm phải có sức khỏe tốt vì di chuyển nhiều, kéo nặng, chịu đựng thời tiết khắc nghiệt trong thời gian dài.

Bà Châu cho hay khi thủy triều rút, ngao biển sẽ ẩn dưới lớp cát khoảng 5-10 cm và có một lỗ nhỏ trên mặt cát, phải để ý kỹ mới nhận ra.

Bà Châu cho hay khi thủy triều rút, ngao biển sẽ ẩn dưới lớp cát khoảng 5-10 cm và có một lỗ nhỏ trên mặt cát, phải để ý kỹ mới nhận ra.

Dụng cụ để cào ngao là chiếc muỗng, liềm cũ... để dễ dàng đào bới làm cát mỏng mềm trên bãi biển.

Dụng cụ để cào ngao là chiếc muỗng, liềm cũ... để dễ dàng đào bới làm cát mỏng mềm trên bãi biển.

"Ở biển giờ chủ yếu họ nuôi nhiều nên thay vì đào tìm ngao tự nhiên, tôi đi đào ngao thuê, kiếm mỗi ngày 100.000-150.000 đồng tiền công" - bà Châu nói.

"Ở biển giờ chủ yếu họ nuôi nhiều nên thay vì đào tìm ngao tự nhiên, tôi đi đào ngao thuê, kiếm mỗi ngày 100.000-150.000 đồng tiền công" - bà Châu nói.

Cũng theo bà Châu, nơi bà sinh sống không có đất nông nghiệp để canh tác, kinh tế phụ thuộc vào biển để mưu sinh. Đàn ông đi biển đánh cá, phụ nữ ngoài thời gian đi chợ bán cá còn mang theo dụng cụ để cào ngao, đục hàu, bắt hải sản... kiếm thêm thu nhập.

Cũng theo bà Châu, nơi bà sinh sống không có đất nông nghiệp để canh tác, kinh tế phụ thuộc vào biển để mưu sinh. Đàn ông đi biển đánh cá, phụ nữ ngoài thời gian đi chợ bán cá còn mang theo dụng cụ để cào ngao, đục hàu, bắt hải sản... kiếm thêm thu nhập.

Để tránh bị thương, người đi đào ngao thường phải mang ủng, tất chân, tất tay để tránh bị thương do vỏ hàu sắc nhọn trên các tấm lưới, dưới lớp cát trên bãi biển.

Để tránh bị thương, người đi đào ngao thường phải mang ủng, tất chân, tất tay để tránh bị thương do vỏ hàu sắc nhọn trên các tấm lưới, dưới lớp cát trên bãi biển.

Hơn 4 giờ làm việc, mỗi người có thể đào được từ 20-30 kg ngao. Công việc khá vất vả song chủ yếu do những người phụ nữ lớn tuổi làm.

Hơn 4 giờ làm việc, mỗi người có thể đào được từ 20-30 kg ngao. Công việc khá vất vả song chủ yếu do những người phụ nữ lớn tuổi làm.

Lãnh đạo UBND xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên cho biết, địa phương hiện có 9 hộ dân nuôi với diện tích gần hơn 10 ha. Ngao nuôi trên địa bàn đạt sản lượng và chất lượng cao, đây cũng là nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân.

Lãnh đạo UBND xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên cho biết, địa phương hiện có 9 hộ dân nuôi với diện tích gần hơn 10 ha. Ngao nuôi trên địa bàn đạt sản lượng và chất lượng cao, đây cũng là nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân.

Cũng như bao nhiêu người lao động khác, những ngày cận Tết, những phụ nữ miền biển Cẩm Xuyên lại miệt mài, tất tả mưu sinh. Bà con nơi đây luôn mong mưa thuận gió hòa, “lộc biển” ngày càng nhiều để cuộc sống bớt nhọc nhằn.

Cũng như bao nhiêu người lao động khác, những ngày cận Tết, những phụ nữ miền biển Cẩm Xuyên lại miệt mài, tất tả mưu sinh. Bà con nơi đây luôn mong mưa thuận gió hòa, “lộc biển” ngày càng nhiều để cuộc sống bớt nhọc nhằn.

Khi con nước lên cũng là lúc họ mang "chiến lợi phẩm" xuyên qua bãi bồi ven biển để trở về, mang theo những hy vọng cho một mùa xuân an lành, hạnh phúc.

Khi con nước lên cũng là lúc họ mang "chiến lợi phẩm" xuyên qua bãi bồi ven biển để trở về, mang theo những hy vọng cho một mùa xuân an lành, hạnh phúc.

Nguồn: [Link nguồn]

Chỉ hồi phục được một thời gian ngắn sau dịch COVID-19, nhiều nhà máy, xí nghiệp lại rơi vào tình cảnh thiếu đơn hàng, hết việc nên buộc phải sản xuất...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vĩnh Gia ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN