Những bí ẩn mới được 'phát lộ' trong các chuyến thám hiểm hang động ở Phong Nha

Sự kiện: Thời sự

Những sinh vật lạ, mới và các cảnh quan đặc biệt được các nhà khoa học, nhà thám hiểm phát hiện khi khám phá các hang động nằm trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Các nhà khoa học Việt Nam vừa công bố việc phát hiện một loài thằn lằn mới tại hang Va, hang động nằm trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, thuộc xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình).

Hang Va nằm trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hang Va nằm trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Theo đó, loài thằn lằn mới có tên khoa học Cyrtodactylus hangvaensis. Loài này được gọi tên là thằn lằn ngón hang Va, do chúng được phát hiện đầu tiên và duy nhất cho đến nay tại hang Va.

Thằn lằn ngón hang Va được các chuyên gia của Việt Nam phát hiện và mô tả trong đề tài nghiên cứu đa dạng sinh học tại hang Sơn Đoòng, do PGS.TS Vũ Văn Liên, Phó Tổng Giám đốc Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam làm chủ nhiệm.

Thằn lằn ngón hang Va, loài mới được phát hiện ở Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Thằn lằn ngón hang Va, loài mới được phát hiện ở Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Được biết, nhóm nghiên cứu tình cờ phát hiện thằn lằn ngón hang Va bám trên vách đá khi màn đêm buông xuống. Chúng có kích thước gần 13cm với đôi mắt to, đầu hình tam giác. Đây là loài thằn lằn ngón thứ 4 được phát hiện ở Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Trước đó, giữa tháng 6/2024, nhóm thám hiểm của một công ty du lịch đóng trên địa bàn huyện Bố Trạch phát hiện một nhóm sinh vật lạ trong hang Hùng, một hang động nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Sinh vật lạ được nhóm thám hiểm phát hiện sinh sống trong hang Hùng.

Sinh vật lạ được nhóm thám hiểm phát hiện sinh sống trong hang Hùng.

Theo nhóm thám hiểm, loài sinh vật này được phát hiện mọc rải rác cách cửa hang khoảng 300m, trên bề mặt thạch nhũ. Quan sát thấy loài sinh vật này có thân chính màu trắng đục, nhiều nhánh chẻ ra từ gốc giống với loài sao biển. Các nhánh chĩa ra nhiều phía với chiều dài khoảng vài centimet. Bên trên là phần thân phụ gồm nhiều sợi tua cao khoảng một gang tay. Sợi tua này có màu trắng và có thể co giãn.

Trong khoảng diện tích lòng hang vài chục mét vuông, nhóm thám hiểm tìm thấy được khoảng 40 - 50 sinh vật loại này mọc rải rác. Khu vực vùng lõi của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có nhiều hang động, nhưng nhóm thám hiểm chỉ phát hiện loài sinh vật này ở duy nhất trong hang Hùng.

Quan sát thấy loài sinh vật này có thân chính màu trắng đục, nhiều nhánh chẻ ra từ gốc giống với loài sao biển.

Quan sát thấy loài sinh vật này có thân chính màu trắng đục, nhiều nhánh chẻ ra từ gốc giống với loài sao biển.

"Chúng tôi gửi hình ảnh của sinh vật này lên các nhóm thám hiểm hang động chuyên nghiệp nhưng chưa ai từng thấy. Có thể đây là một loài sinh vật mới ở vùng lõi Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và cần có sự nghiên cứu chuyên sâu hơn", ông Lê Lưu Dũng, giám đốc Công ty TNHH Jungle Boss cho biết.

Ông Nguyễn Văn Long, Chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình cho biết, trong quá trình công tác ông cũng chưa từng nhìn thấy loài sinh vật này. Đơn vị sẽ gửi hình ảnh loài sinh vật này đến các chuyên gia để tham khảo ý kiến.

Cũng trong quá trình khám phá hang động trong vùng lõi Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, nhóm thám hiểm phát hiện hồ nước khổng lồ, nằm cao trên vách hang Thung. Đây là một trong những hang động nguyên sơ, nằm sâu trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Nhóm thám hiểm phát hiện hồ nước khổng lồ, nằm cao trên vách hang Thung.

Nhóm thám hiểm phát hiện hồ nước khổng lồ, nằm cao trên vách hang Thung.

Hồ nước này có diện tích bề mặt khoảng 100m2, bao quanh là các cột thạch nhũ, nằm cách cửa hang khoảng 1km. Điều đặc biệt, hồ nước nằm cao hơn sông ngầm trong hang khoảng 15m nên nhìn như đang "treo" lơ lửng trên vách hang đá. Cũng vì điều này, nhóm khảo sát tạm thời đặt tên cho hồ nước là hồ Lơ Lửng.

Đội thám hiểm vẫn chưa tìm được nguồn nước vào và ra của hồ. Theo khảo sát ban đầu, hồ có thể sâu hơn 10m. Khi nước rút, đội thám hiểm phát hiện một khối thạch nhũ như được thả từ trần hang xuống, nổi trên mặt hồ.

Đội thám hiểm vẫn chưa tìm được nguồn nước vào và ra của hồ.

Đội thám hiểm vẫn chưa tìm được nguồn nước vào và ra của hồ.

Hệ thống hang Hung Thoòng là một trong những nơi hoang sơ, độc đáo và đặc sắc với nhiều hang động nằm sâu trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, bao quanh bởi hệ thống núi đá vôi hàng triệu năm tuổi và rừng nguyên sinh.

Cách duy nhất để tiếp cận những hang động này là đi bộ men theo các lối mòn giữa rừng. Đầu năm 2023, UBND tỉnh Quảng Bình cho phép khai thác thử nghiệm tour "Khám phá hung Thoòng".

Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng là nơi có hệ động, thực vật vô cùng đa dạng và phong phú với 2.953 loài thực vật, 1.394 loài động vật đã được ghi nhận. Trong đó, có 43 loài mới phát hiện cho khoa học và nhiều loài quý hiếm, loài chỉ thị cho hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi.

Được biết, trong tháng 8/2024, các nhà khoa học sẽ có báo cáo cụ thể với Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng về đề tài nghiên cứu đa dạng sinh học tại hang Sơn Đoòng.

Nguồn: [Link nguồn]

Du khách người Anh đi du lịch một mình và lạc trong rừng quốc gia Hoàng Liên trong đêm 19-4.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hùng Trần ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN