Nhà mẹ vua Bảo Đại ngập trong lá khô, rác và cỏ dại

Sự kiện: 24h vạn dặm

Cho thuê kinh doanh, dịch vụ ẩm thực rồi bỏ hoang trong nhiều năm, ngôi nhà cũ của mẹ vua Bảo Đại tại địa chỉ 145 Phan Đình Phùng (TP Huế) sẽ được cơ quan chủ quản lập phương án dùng vào mục đích khác.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết đơn vị hiện xây dựng phương án chỉnh trang, cải tạo lại tòa nhà 145 Phan Đình Phùng (TP Huế) để biến nơi đây thành điểm giáo dục di sản cho thế hệ trẻ.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết đơn vị hiện xây dựng phương án chỉnh trang, cải tạo lại tòa nhà 145 Phan Đình Phùng (TP Huế) để biến nơi đây thành điểm giáo dục di sản cho thế hệ trẻ.

Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, tòa nhà số 145 Phan Đình Phùng vốn là nơi ở của Đức Đoan Huy Hoàng thái hậu Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại), hiện do đơn vị này quản lý.

Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, tòa nhà số 145 Phan Đình Phùng vốn là nơi ở của Đức Đoan Huy Hoàng thái hậu Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại), hiện do đơn vị này quản lý.

Sau khi án thờ và các hiện vật liên quan đến cuộc đời bà Từ Cung được chuyển về di tích cung An Định trưng bày, tòa nhà số 145 Phan Đình Phùng và khuôn viên sân vườn, cây xanh được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế giao cho một đơn vị khai thác, kinh doanh dịch vụ ẩm thực cà phê và tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho du khách.

Sau khi án thờ và các hiện vật liên quan đến cuộc đời bà Từ Cung được chuyển về di tích cung An Định trưng bày, tòa nhà số 145 Phan Đình Phùng và khuôn viên sân vườn, cây xanh được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế giao cho một đơn vị khai thác, kinh doanh dịch vụ ẩm thực cà phê và tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho du khách.

Với lý do dịch COVID-19 bùng phát khiến việc kinh doanh gặp khó khăn, đơn vị khai thác, kinh doanh dịch vụ đã trả lại tòa nhà số 145 Phan Đình Phùng cách đây 3 năm.

Với lý do dịch COVID-19 bùng phát khiến việc kinh doanh gặp khó khăn, đơn vị khai thác, kinh doanh dịch vụ đã trả lại tòa nhà số 145 Phan Đình Phùng cách đây 3 năm.

Từ đó đến nay, tòa nhà luôn đóng cửa và trở nên hoang phế. Yếu tố thời tiết xứ Huế khắc nghiệt, các kết cấu công trình lại không được chăm sóc, bảo dưỡng thường xuyên khiến tòa nhà ngày càng xuống cấp.

Từ đó đến nay, tòa nhà luôn đóng cửa và trở nên hoang phế. Yếu tố thời tiết xứ Huế khắc nghiệt, các kết cấu công trình lại không được chăm sóc, bảo dưỡng thường xuyên khiến tòa nhà ngày càng xuống cấp.

Nền móng của điểm kinh doanh cà phê sân vườn thuộc tòa nhà 145 Phan Đình Phùng ngập trong lá khô, rác và cỏ dại.

Nền móng của điểm kinh doanh cà phê sân vườn thuộc tòa nhà 145 Phan Đình Phùng ngập trong lá khô, rác và cỏ dại.

Cây dại mọc thành rừng phía trước tòa nhà.

Cây dại mọc thành rừng phía trước tòa nhà.

Rau lang mọc tự nhiên trong một hòn non bộ thuộc khuôn viên tòa nhà.

Rau lang mọc tự nhiên trong một hòn non bộ thuộc khuôn viên tòa nhà.

Khung cảnh âm u, hoang lạnh bên trong tòa nhà.

Khung cảnh âm u, hoang lạnh bên trong tòa nhà.

Trên tường nhà vẫn còn bức ảnh của Đức Từ Cung và cô Nguyễn Hữu Thị Lan (sau này là Nam Phương Hoàng hậu - vợ vua Bảo Đại).

Trên tường nhà vẫn còn bức ảnh của Đức Từ Cung và cô Nguyễn Hữu Thị Lan (sau này là Nam Phương Hoàng hậu - vợ vua Bảo Đại).

Nhà mẹ vua Bảo Đại ngập trong lá khô, rác và cỏ dại - 11

Nhìn nhà cửa xuống cấp, kết cấu bê tông sậm màu rêu mốc, khuôn viên sân vườn um tùm cây dại và rác hữu cơ do bỏ hoang nhiều năm, nhiều người dân và du khách không khỏi chạnh lòng.

Nhìn nhà cửa xuống cấp, kết cấu bê tông sậm màu rêu mốc, khuôn viên sân vườn um tùm cây dại và rác hữu cơ do bỏ hoang nhiều năm, nhiều người dân và du khách không khỏi chạnh lòng.

Theo các tài liệu nghiên cứu, tòa nhà 145 Phan Đình Phùng được xây dựng vào đầu thế kỷ XX theo lối kiến trúc Pháp, với kết cấu cao tầng, mặt tiền hướng ra đường Phan Đình Phùng và sông An Cựu.

Theo các tài liệu nghiên cứu, tòa nhà 145 Phan Đình Phùng được xây dựng vào đầu thế kỷ XX theo lối kiến trúc Pháp, với kết cấu cao tầng, mặt tiền hướng ra đường Phan Đình Phùng và sông An Cựu.

Đây là nơi ở của Đức Từ Cung sau khi rời cung An Định cho đến cuối đời. Theo di nguyện của bà, tòa nhà được chuyển giao cho chính quyền địa phương quản lý.

Đây là nơi ở của Đức Từ Cung sau khi rời cung An Định cho đến cuối đời. Theo di nguyện của bà, tòa nhà được chuyển giao cho chính quyền địa phương quản lý.

Với thực trạng hoang hóa, xuống cấp của tòa nhà hiện nay, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế từng tiến hành khảo sát, đánh giá để xây dựng phương án chỉnh trang và tổ chức các hoạt động phù hợp.

Với thực trạng hoang hóa, xuống cấp của tòa nhà hiện nay, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế từng tiến hành khảo sát, đánh giá để xây dựng phương án chỉnh trang và tổ chức các hoạt động phù hợp.

Theo lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, để chống xuống cấp, phát huy giá trị của ngôi nhà, đơn vị hiện xây dựng phương án cải tạo không gian công trình trở thành trung tâm giáo dục di sản cho thế hệ trẻ.

Theo lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, để chống xuống cấp, phát huy giá trị của ngôi nhà, đơn vị hiện xây dựng phương án cải tạo không gian công trình trở thành trung tâm giáo dục di sản cho thế hệ trẻ.

Đến nay, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã mời đơn vị tư vấn thiết kế tiến hành đánh giá, khảo sát thực trạng để có phương án chỉnh trang, cải tạo ngôi nhà bảo đảm phù hợp làm trung tâm giáo dục di sản cho thế hệ trẻ.

Đến nay, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã mời đơn vị tư vấn thiết kế tiến hành đánh giá, khảo sát thực trạng để có phương án chỉnh trang, cải tạo ngôi nhà bảo đảm phù hợp làm trung tâm giáo dục di sản cho thế hệ trẻ.

Nguồn: [Link nguồn]

Khám phá những bí ẩn trong nơi ở của vua Bảo Đại giữa lòng Thủ đô

Nằm sâu trong làng hoa Ngọc Hà nổi tiếng, có một căn biệt thự “lai” Pháp với kiến trúc độc đáo, xa hoa đã vô tình bị lãng quên, đó chính là dinh thự của ông hoàng Bảo...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thei Ngọc Văn ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN