Người thi GPLX phải học đạo đức, văn hóa giao thông bao nhiêu giờ?

Sự kiện: An toàn giao thông

Khi thi giấy phép lái xe (GPLX) các hạng B1, B2 và C, các học viên phải học thêm môn học Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông.

Từ năm 2020, người thi GPLX phải học đạo đức, văn hóa giao thông

Từ năm 2020, người thi GPLX phải học đạo đức, văn hóa giao thông

Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư số 38/2019 sửa đổi một số điều của Thông tư 12 quy định về đào tạo cấp giấy phép lái xe (GPLX) với nhiều điểm thay đổi.

Học viên phải học môn Đạo đức, văn hóa giao thông

Một trong số những nội dung mới được bổ sung là bắt đầu từ ngày 01/01/2020, khi thi giấy phép lái xe (GPLX) các hạng B1, B2 và C, các học viên phải học thêm môn học Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông. Trong đó, môn học Đạo đức lái xe phải học 3 giờ; môn văn hóa giao thông 3 giờ; môn Phòng  chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông 2 giờ.

Trong đó, những nội dung được đưa vào chương trình đào tạo gồm: Những vấn đề cơ bản về phẩm chất đạo đức trong giai đoạn hiện nay; Đạo đức nghề nghiệp của người lái xe; Cơ chế thị trường và sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh vận tải; Trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng lao động, của lái xe trong kinh doanh vận tải; Văn hóa giao thông; Phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông; Thực hành cấp cứu…

Ông Lương Duyên Thống, Vụ trưởng Vụ Quản lý Phương tiện và người lái (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho hay, sau khi Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, Chính phủ đã yêu cầu Bộ GTVT bổ sung thêm môn Phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông vào khi đào tạo lái xe. Hiện tại, đơn vị đang biên soạn nội dung chương trình học sau đó sẽ chuyển về cho các trung tâm đào tạo để giảng dạy học viên.

Xây dựng trung tâm giám sát thi GPLX trực tuyến trên toàn quốc

Theo lãnh đạo Tổng cục đường bộ Việt Nam, kể từ ngày 1/1/2020, quá trình thi GPLX sẽ được giám sát bằng camera đối với phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch lái xe trong hình tại các khu vực có bài sát hạch như: điểm xuất phát, dừng và khởi hành xe trên dốc, qua vệt bánh xe, qua ngã tư, ghép xe vào nơi đỗ và bài kết thúc. Dữ liệu từ các camera này sẽ được truyền trực tuyến về Tổng cục Đường bộ Việt Nam để quản lý, giám sát, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu với các Sở GTVT và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Dự kiến, Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ xây dựng một trung tâm quản lý đào tạo, sát hạch cấp GPLX để thực hiện việc giám sát trực tuyến trên toàn quốc. Trung tâm này cũng sẽ giám sát được thời gian học lý thuyết, số km lái xe trên đường của từng học viên qua các thiết bị theo dõi tại cơ sở đào tạo.

Đối với công tác đào tạo, Thông tư quy định kể từ ngày 1/5/2020, các cơ sở đào tạo phải lắp thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết. Học viên phải học đầy đủ thời gian của môn học lý thuyết mới được dự sát hạch. Có hai môn học được bổ sung là xử lý tình huống giao thông trên phần mềm mô phỏng và tập lái xe trên cabin tập lái.

Thời gian một người học với thiết bị mô phỏng là 3 giờ, sau khi đã hoàn thành các khoa mục tập lái trên sân và trước khi ra tập lái trên đường.

Trình tự sát hạch mới là lý thuyết - mô phỏng - trong hình - trên đường. Như vậy, nếu không đạt sát hạch với thiết bị mô phỏng sẽ không được sát hạch trên ô tô. Việc đào tạo bằng thiết bị mô phỏng được thực hiện từ 1/1/2021 và sát hạch từ 1/5/2021.

Tay 6 ngón không được thi bằng lái xe

Người thừa hay thiếu ngón tay, ngón chân (trừ ngón út) không đủ điều kiện thi lấy giấy phép lái xe.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Đức ([Tên nguồn])
An toàn giao thông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN