Vì sao Bộ Y tế bỏ quy định “ngực lép”, “vẩu răng” đối với nhân viên đường sắt?

Sự kiện: Thời sự

Đại diện Bộ Y tế cho biết, sẽ bỏ quy định về vòng ngực, răng vẩu trong tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên đường sắt.

Vì sao Bộ Y tế bỏ quy định “ngực lép”, “vẩu răng” đối với nhân viên đường sắt? - 1

Bộ Y tế sẽ bỏ quy định ngực lép, vẩu răng đối với nhân viên đường sắt (ảnh minh họa)

Trao đổi với PV ngày 4/4, TS.Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), Chủ tịch Hội đồng thẩm định dự thảo thông tư quy định tiêu chuẩn sức khỏe tuyển dụng và sức khỏe định kỳ của nhân viên đường sắt cho biết, dựa trên nguyên tắc tiêu chuẩn sức khoẻ phải an toàn cho hành khách, nhân viên lái tàu và nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu, Hội đồng thẩm định đã quyết định bỏ quy định “ngực lép”, “răng vẩu” đối với người làm trong ngành đường sắt.

Đối với việc bỏ quy định ngực lép, ông Quang lý giải, sau khi Hội đồng phân tích thì thấy rằng, vòng ngực không phải là tiêu chí để đo chức năng hô hấp. Hiện nay các chuyên gia y tế đánh giá chức năng hô hấp bằng dung tích thở sống tức là chỉ cần thổi vào một dụng cụ là hiện hết các chỉ số của chức năng hô hấp. Từ đó có thể đánh giá có đủ sức khỏe hay không.

Lý giải việc bỏ quy định “vẩu răng” không được làm gác ghi, theo ông Quang, theo quy định cũ từ năm 2001, vẩu răng là bệnh lý răng hàm mặt vì thế không được làm gác ghi.

“Làm nhân viên gác ghi có nhiệm vụ thổi còi nếu vẩu quá sẽ không thổi được còi. (Răng vẩu được tính bằng độ vênh của hàm trên và hàm dưới, sẽ được đo và quan sát cụ thể khi khám). Do nhận thấy, tiêu chí này hiện giờ không cần thiết đối với người gác ghi (không phải thổi còi, có thể đi chỉnh nha….) nên Bộ Y tế quyết định bỏ quy định cũ này”, ông Quang nói.

Hội đồng thẩm định bao gồm đại diện y tế, Bộ Giao thông Vận tải, Cục Quản lý khám chữa bệnh, đại diện các bệnh viện chuyên khoa như mắt, sản phụ khoa, cơ xương khớp, tai mũi họng, hô hấp…

Trước đó, trong Dự thảo lần 1 về tiêu chuẩn của nhân viên đường sắt, Bộ Y tế quy định, những người răng vổ, ngực lép, nứt hậu môn, bị trĩ, rong kinh, đến cả thừa cân, giun chỉ, đàn ông thiếu tinh hoàn...sẽ không được làm trong ngành này đã gặp phải phản ứng của dư luận.

Hiệp hội GTVT Hà Nội, lãnh đạo Cục Đường sắt cũng kiến nghị, quy định tiêu chuẩn sức khỏe phải đảm bảo phù hợp, bởi lương ngành đường sắt rất thấp mà tiêu chuẩn sức khỏe quá cao thì sẽ không tuyển được người vào làm, thậm chí là người đang làm trong ngành cũng bỏ việc.

Lãnh đạo Cty Đường sắt bất ngờ trước quy định “nam thiếu tinh hoàn không được lái tàu”

“Từ trước tới giờ, nhân viên đường sắt chưa từng phải kiểm tra cơ quan sinh dục, tiết niệu“, lãnh đạo Cty Đường...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN