Huyền thoại Nelson Madela: Tù đày và tự do

Với người dân Nam Phi, Nelson Madela không chỉ là vị tổng thống đầu tiên của nước này, mà ông còn giống như một phần máu thịt chảy trong tĩnh mạch của họ.

Người dân Nam Phi từng giây, từng phút lo lắng và dõi theo mọi diễn biến về tình trạng sức khỏe của ông Madela. Tuy nhiên, cuối cùng, họ vẫn phải nói lời từ biệt vị lãnh tụ, biểu tượng của hòa bình ở Nam Phi.

Ông Nelson Madela, sinh ngày 18/7/1918, là tổng thống Nam Phi từ năm 1994 đến 1999, và là tổng thống Nam Phi đầu tiên được bầu cử dân chủ theo phương thức phổ thông đầu phiếu. Trước khi trở thành tổng thống, ông Mandela là nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc.

Huyền thoại Nelson Madela: Tù đày và tự do - 1

Ông Nelson Mandela, 94 tuổi

Chạy trốn hôn nhân sắp đặt

Ông Mandela sinh ra trong một dòng tộc hoàng gia tại Mvezo, một ngôi làng nhỏ thuộc huyện Umtata, thủ phủ của Transkei. Tổ tiên của ông Mandela là vua của người Thembu. Cha của Nelson Mandela, Gadla Henry Mphakanyiswa, là người đứng đầu bộ lạc ở thị trấn Mvezo.

Tuy vậy, do không được chính quyền thuộc địa vừa lòng, ông Mphakanyiswa bị tước chức và cả gia đình bị chuyển đến Qunu. Cha của Mandela có 4 bà vợ, sinh tổng cộng 13 người con (4 trai, 9 con gái). Mandela là con của bà vợ thứ ba, Nosekeni Fanny.

Lúc Mandela được 9 tuổi, cha ông qua đời vì bệnh lao phổi, kể từ đó, ông được sự nuôi dưỡng của hoàng gia và sự quản thúc của quan nhiếp chính Jongintaba.

Theo phong tục của người Thembu, ông được thụ giáo lúc 16 tuổi, rồi đi học Học viện Clarkebury Boarding. Mandela đã hoàn tất bằng sơ trung học chỉ trong vòng 2 năm, thay vì 3 năm như thông thường. Để chuẩn bị thừa kế vị trí thành viên Hội đồng Cơ mật của cha mình, năm 1937, Mandela chuyển đến trường Healdtown, ngôi trường tại Fort Beaufort, nơi hầu hết con cháu hoàng tộc Thembu đều đi học. Vào lúc 19 tuổi, ông đặc biệt yên thích bộ môn quyền anh và chạy bộ tại trường.

Khi trưởng thành, quan nhiếp chính Jongintaba đã sắp xếp một cuộc hôn nhân giữa Mandela và Justice (con của quan nhiếp chính và là người thừa kế ngai vàng) rằng ông đã sắp xếp đám cưới cho cả hai người. Tuy nhiên, cả hai đều không đồng ý với cuộc hôn nhân sắp đặt, cuối cùng Mandela chuyển đến sống ở Johannesburg.

Khi đến Johannesburg, Mandela xin một chân canh gác tại một khu mỏ. Tuy nhiên, ông chủ lập tức đuổi việc Mandela khi biết rằng ông là con nuôi đang chạy trốn của quan nhiếp chính Jongintaba. Mandela đã phải chuyển sang tìm một công việc khác.

Tù đày và tự do

Vào năm 1962 ông bị bắt giữ và bị buộc tội phá hoại chính trị cùng các tội danh khác, và bị tuyên án tù chung thân. Nelson Mandela bị giam giữ tại Đảo Robben và đã ở đấy 18 năm trong tổng số 27 năm trong tù của ông.

Khi ở trong tù, ông dần dần trở nên nổi tiếng với vai trò là nhà lãnh đạo da đen đáng chú ý nhất tại Nam Phi ở trên đảo. Ông Mandela và các tù nhân khác phải lao động khổ sai ở một mỏ đá vôi. Điều kiện sống trong tù rất cơ bản. Tù nhân cũng bị phân chia theo sắc tộc và tù nhân da đen là những người nhận được lượng thực phẩm ít nhất.

Tù chính trị được giam giữ riêng biệt với thường phạm và được hưởng ít quyền lợi hơn. Mandela chỉ được phép có một người viếng thăm và nhận một lá thư mỗi sáu tháng. Những lá thư thường bị trễ khá lâu và rất khó đọc do chế độ kiểm duyệt trong nhà tù.

Lúc ở trong tù Mandela đã tham gia khóa học từ xa của Đại học London và nhận bằng Cử nhân Luật. Ông sau đó được đề cử làm Hiệu trưởng danh dự của Đại học London trong cuộc bình chọn năm 1981, nhưng sau đó vị trí này đã thuộc về Công chúa Anne.

Vào tháng 3/1982, ông Mandela được chuyển từ đảo Robben sang nhà tù Pollsmoor, do lo ngại những ảnh hưởng của ông trên đảo này có thể biến đảo Robben thành “Trường Đại học Madenla”.

Vào năm 1988, ông Mandela được chuyển đến nhà tù Victor Verster và ở đó cho đến khi ông được trả tự do.

Sau khi được trả tự do vào ngày 11/2/1990, ông Mandela đã lãnh đạo đảng của ông trong cuộc thương thuyết để tiến tới một nền dân chủ đa sắc tộc vào năm 1994. Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình từ năm 1994 đến 1999, Mandela thường ưu tiên cho vấn đề hòa giải dân tộc.

Mandela đã nhận hơn 250 giải thưởng trong hơn bốn thập niên, trong đó có Giải Nobel Hòa bình năm 1993.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hạ Anh (Dân Việt)
Cựu Tổng thống Nelson Mandela qua đời Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN