Hà Nội đánh giá buýt nhanh BRT giảm ùn tắc, thúc đẩy phát triển

Sự kiện: Tin ngắn

UBND TP Hà Nội đánh giá BRT có ưu điểm là giảm ùn tắc giao thông cá nhân ra vào nội đô, giảm chi phí đi lại cho hành khách, chất lượng phục vụ tốt, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội đối với các khu vực có tuyến đi qua

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri liên quan Dự án tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã-Yên Nghĩa. Theo đó, cử tri cho rằng được thực hiện nhằm giảm tải ùn tắc giao thông tại các tuyến đường, nhưng sau 5 năm triển khai, BRT vẫn không đạt được kỳ vọng, đề nghị thành phố đánh giá lại hiệu quả dự án để từ đó có giải pháp khắc phục.

Xe buýt BRT ở Hà Nội

Xe buýt BRT ở Hà Nội

Về vấn đề này, UBND TP Hà Nội cho biết đã giao cho Viện Kinh tế xã hội thành phố có khảo sát, đánh giá tuyến buýt nhanh BRT. Theo đó, sau khi đi vào khai thác, BRT được người dân đánh giá tạo được hình ảnh mới về phương thức vận tải hành khách công cộng theo hướng văn minh hiện đại, tạo cho người dân có ý thức khi sử dụng vận tải hành khách công cộng theo hướng xanh, sạch đẹp.

Theo báo cáo đánh giá kết quả hoạt động tuyến BRT sau hơn 5 năm đi vào hoạt động (từ năm 2017 đến hết tháng 6-2022), loại hình buýt nhanh BRT đã mang lại những kết quả tích cực, được nhân dân tin tưởng sử dụng và đánh giá tốt. Chất lượng phục vụ được duy trì ổn định, sản lượng hành khách ngày càng tăng và doanh thu luôn được duy trì ở mức cao.

Cụ thể, giai đoạn từ 2017-2019, khi chưa chịu tác động của dịch COVID-19, tổng hành khách vận chuyển năm 2017 đạt 4,9 triệu lượt; năm 2018 đạt 5,3 triệu lượt; năm 2019 đạt 5,5 triệu lượt. Năm 2017, khách bình quân đạt 40,1/lượt; năm 2018 đạt 42,6/lượt; năm 2019 đạt 42,8/lượt. Khách bình quân giờ cao điểm trong điều kiện bình thường đạt 70 hành khách/lượt, nhiều lượt xe vận chuyển tới trên 100 hành khách. Sản lượng khách đi vé tháng 1 tuyến của tuyến BRT cao nhất năm 2017 là 1,6 ngàn người/tháng; năm 2018 là 2,2 ngàn người/tháng; năm 2019 là 2,1 ngàn người/tháng.

Doanh thu thực hiện của tuyến luôn ở mức cao. Năm 2017 đạt 25 tỉ đồng; năm 2018 đạt 27,5 tỉ đồng; năm 2019 đạt 24,8 tỉ đồng. Tỉ lệ trợ giá/chi phí năm 2018 chỉ là 26,6%; năm 2019 là 36,6%.

Từ năm 2020 đến nay, do chịu tác động của đại dịch COVID-19, sản lượng và doanh thu thực hiện trên tuyến BRT sụt giảm so với giai đoạn trước. Tổng hành khách vận chuyển năm 2020 đạt 5,35 triệu lượt; năm 2021 đạt 1,82 triệu lượt; 6 tháng đầu năm 2022 đạt 2,44 triệu lượt. Khách bình quân/lượt năm 2020 đạt 45,6/lượt; năm 2021 đạt 23/lượt; 6 tháng đầu năm 2022 đạt 45,5 hành khách/lượt. Doanh thu năm 2020 đạt 15,2 tỉ đồng; năm 2021 đạt 7,9 tỉ đồng. Tỉ lệ trợ giá/chi phí năm 2020 là 48,6%; năm 2021 là 65,2%.

Hà Nội đánh giá BRT có ưu điểm là giảm ùn tắc giao thông cá nhân ra vào nội đô, giảm chi phí đi lại cho hành khách, chất lượng phục vụ tốt, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội đối với các khu vực có tuyến đi qua. Tuy nhiên, còn tình trạng lấn làn BRT trên tuyến, có một số đoạn chạy chung với các phương tiện, do đó ảnh hưởng đến tốc độ chuyến đi; một số nhà chờ chưa được tiếp cận bằng cầu đi bộ, chưa có hệ thống vé điện tử.

Dự án xe buýt nhanh BRT Hà Nội với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng từ nguồn vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới, từ khi đưa vào hoạt đồng từ đầu năm 2017 đã không mang lại hiệu quả như kỳ vọng.

Nhiều chuyên gia cho rằng tuyến buýt nhanh 01 của Hà Nội đến nay đã thất bại, nên cần dừng ngay để tránh tình trạng càng chạy càng lỗ.

Nguồn: [Link nguồn]

5 năm, buýt nhanh BRT vẫn chạy... rùa bò

Dự án buýt nhanh BRT được kỳ vọng là phương tiện công cộng có sức chuyên chở lớn, thay thế phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc giao thông Thủ đô.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo B.H.Thanh ([Tên nguồn])
Tin ngắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN