Dân khiếp vía vì đá lở đè bẹp máy xúc, phá nát cây ăn quả

Sự kiện: Tin ngắn Bắc Kạn

Núi đã lở, đá đã lăn, nhiều cây lâu năm, cây ăn quả bị vùi lấp, cả một máy xúc bị đè bẹp dưới những tảng đá khổng lồ sau vụ sạt với khối lượng ước tính lên đến 50.000m3 , tổng thiệt hại lên đến 800 triệu đồng. Người dân sinh sống quanh khu vực mỏ khai thác đá vôi Nà Cà của Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư phát triển hạ tầng đang ngày đêm nơm nớp nỗi lo lở đá.

Đá lở ầm ầm

Khoảng 5h30 ngày 4/8, người dân sinh sống gần khu vực mỏ khai thác đá vôi Nà Cà (thôn Nà Cà, xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn) của Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư phát triển hạ tầng được phen hãi hùng khi chứng kiến vụ sạt lở cả mấy chục nghìn m3 đá từ núi lao xuống.

Ông Trương Trung Chấn kể lại: "Lúc đó tôi nghe tiếng động mạnh vội ra xem trâu có sổng đi không, hơn phút sau thì nền đất rung ầm ầm, đất đá từ trên núi tại mỏ khai thác đá vôi Nà Cà rầm rập lao xuống, tung bụi mịt mù. Rất may lở đá vào thời điểm sáng sớm, không có ai ở đó".

Tảng đá này còn mắc lại sau vụ sạt núi, đang trong tình trạng hết sức chênh vênh, có thể lăn xuống bất kỳ lúc nào.

Tảng đá này còn mắc lại sau vụ sạt núi, đang trong tình trạng hết sức chênh vênh, có thể lăn xuống bất kỳ lúc nào.

Cây cối của gia đình ông Trương Trung Ánh bị vùi lấp sau sạt núi.

Cây cối của gia đình ông Trương Trung Ánh bị vùi lấp sau sạt núi.

Ghi nhận hiện trường vụ lở đá, cả một vạt cây mỡ, cây xoan bị đổ gãy vùi lấp, những tảng đá khổng lồ chênh vênh còn mắc lại giữa sườn núi vẫn đang có dấu hiệu tiếp tục lăn xuống phía dưới đường. Một tảng đá to dễ đến cả gian nhà đang đè bẹp một máy xúc của mỏ đá này.

Bà Hà Thị Niệm, người dân thôn Nà Cà cho biết, gia đình tôi trước đó có nhà ở ngay dưới chân mỏ, sau mỏ đền bù, gia đình đã di chuyển nhà sang cách đó mấy trăm mét tuy nhiên vẫn bị ảnh hưởng từ việc nổ mìn khai thác đá của mỏ này. Đầu năm 2019, mỏ nổ mìn, đá quăng khắp nơi, chồng tôi đang xào rau ở bếp còn bị đá quăng xuống mái, bắn vào vai. Việc sạt núi tại mỏ thì đã xảy ra nhiều lần, mà nặng nhất là hôm 4/8 vừa rồi.

Một tảng đá to bằng cả gian nhà đã lao xuống, đè lên chiếc máy xúc của công ty.

Một tảng đá to bằng cả gian nhà đã lao xuống, đè lên chiếc máy xúc của công ty.

Bà Ánh cho biết, hộc đá này đã bị quăng xuống sân trong lần mỏ khai thác đá vôi Nà Cà nổ mìn đầu năm 2019, còn rất nhiều hộc đá nằm dưới ao, thậm chí bay qua cánh đồng, rơi xuống chân núi đối diện.

Bà Ánh cho biết, hộc đá này đã bị quăng xuống sân trong lần mỏ khai thác đá vôi Nà Cà nổ mìn đầu năm 2019, còn rất nhiều hộc đá nằm dưới ao, thậm chí bay qua cánh đồng, rơi xuống chân núi đối diện.

“Nhà tôi có 1,7ha rừng quanh mỏ đá vôi Nà Cà, trong đó 0,7ha có bị ảnh hưởng từ những lần trước đó và gần đây nhất là hôm 4/8. Việc lở đá từ khu vực khai thác của mỏ làm hư hỏng cây cối nhà tôi, phía công ty vẫn chưa thấy vào làm việc, kiểm đếm cũng như có một lời với gia đình tôi. Hôm rồi họp chi bộ, trưởng thôn có nói sơ sơ việc công ty thông báo thiên tai, do ảnh hưởng bão số 3 gây thẩm thấu nước, lở đá làm hỏng một ít cây của gia đình ông Ánh, và có nói cấm đi lại đoạn đường đấy, nhưng rõ ràng nguyên nhân phải từ cả hoạt động khoan nổ của mỏ nữa chứ", bà Niệm bức xúc.

Ông Trương Trung Ánh, Bí thư chi bộ thôn Nà Cà thông tin với PV: “Việc đá từ mỏ làm hỏng cây nhà tôi, lần này đã là lần thứ 3, lần trước đó có lập biên bản, tuy nhiên chưa thấy đền bù gì. Ngay việc di dời nhà sang chỗ hiện tại, phía công ty có cam kết hỗ trợ 50% chi phí múc nền, nhà tôi múc hết 15 triệu, chỉ yêu cầu được hỗ trợ 7 triệu vậy nhưng từ năm 2017 đến nay chúng tôi mới chỉ nhận được 3 triệu đồng”.

Phía sau ngọn núi mà Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư phát triển hạ tầng đang khai thác đá vôi có 4 hộ luôn nơm nớp bất an, mưa lớn là không dám ngủ vì sợ đá sau nhiều lần nổ mìn có thể lở bất kỳ lúc nào. Hiện nay có 2 hộ đã được chính quyền huyện Bạch Thông cho di dời sang khu tái định cư của Dự án bố trí dân cư khẩn cấp vùng thiên tai và đặc biệt khó khăn thôn Nà Tu, xã Cẩm Giàng huyện Bạch Thông, còn 2 hộ vẫn chưa được chuyển.

Ngày 14/8, trao đổi với PV Dân Việt, ông Triệu Nguyễn Luyến, Phó Chủ tịch UBND xã Nguyên Phúc cho biết, vụ sạt lở tại mỏ khai thác đá vôi Nà Cà chính quyền xã có đến hiện trường. "Đá từ núi lở xuống rất nhiều, đè cả một máy xúc của mỏ, tuy nhiên vẫn đang còn dấu hiệu lở nên chúng tôi chưa dám lên. Còn 2 hộ nằm ở phía sau ngọn núi, có nằm trong diện được di dời, tuy nhiên lúc triển khai lại không thấy có đăng ký. Do hai hộ này không đăng ký nên đã không có trong danh sách được di dời", ông Luyến cho biết thêm.

Dù vẫn có nguy cơ sạt lở, rất guy hiểm, tuy nhiên không có bất kỳ biển cảnh báo nào được đặt để người đi đường biết.

Dù vẫn có nguy cơ sạt lở, rất guy hiểm, tuy nhiên không có bất kỳ biển cảnh báo nào được đặt để người đi đường biết.

Không đăng ký nên không được di dời?

Trong khi đó, liên quan đến điểm mỏ đá vôi Nà Cà của Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư phát triển hạ tầng, kết luận thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ ra một số tồn tại của đơn vị này. 

Cụ thể, việc chấp hành pháp luật về lĩnh vực khoáng sản: Khai thác chưa đúng trình tự khai thác, hệ thống khai thác nêu trong Thiết kế kỹ thuật thi công đã được phê duyệt (công ty chưa cắt tầng khai thác theo thiết kế, trên sườn khai thác một số vị trí còn đá treo, trượt có nguy cơ mất an toàn trong quá trình khai thác).

Việc chấp hành pháp luật đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường: Công ty thực hiện việc quan trắc, giám sát chất lượng môi trường định kỳ không đầy đủ theo quy định (thiếu tần suất giám sát chất thải định kỳ, theo yêu cầu của báo cáo đánh giá tác động môi trường); bố trí khu vực lưu giữ chất thải nguy hại chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định; chưa báo cáo quản lý chất thải nguy hại; chưa ký hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại.

Nhà chị Huyền nằm ngay dưới chân núi của mỏ khai thác đá vôi, nơi vừa xảy ra sạt lở, chị cho biết, mỗi khi mưa lớn cả nhà không dám ngủ vì sợ đá từ mỏ lăn xuống không kịp chạy.

Nhà chị Huyền nằm ngay dưới chân núi của mỏ khai thác đá vôi, nơi vừa xảy ra sạt lở, chị cho biết, mỗi khi mưa lớn cả nhà không dám ngủ vì sợ đá từ mỏ lăn xuống không kịp chạy.

Đối với vụ việc lở đá gần đây, theo Báo cáo của công ty này, nguyên nhân gây sạt lở là ảnh hưởng từ cơn bão số 3. Tuy nhiên, người dân đặt câu hỏi việu việc khai thác chưa đúng trình tự khai thác, hệ thống khai thác nêu trong Thiết kế kỹ thuật thi công đã được phê duyệt (công ty chưa cắt tầng khai thác theo thiết kế, trên sườn khai thác một số vị trí còn đá treo, trượt có nguy cơ mất an toàn trong quá trình khai thác) có là nguyên nhân khác của vụ sạt lở?

Ông Nông Văn Kỳ - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn cho biết liên quan đến Kết luận thanh tra số 3658/KL-BTNMT ngày 30/7/2019 của Bộ TN&MT, ngày 9/8, Sở nhận được văn bản của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc tham mưu thực hiện Kết luận thanh tra của Bộ TN&MT.

“Chúng tôi đang tiến hành chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu để tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện nội dung kết luận thanh tra của Bộ TN&MT. Còn về vụ sạt núi tại mỏ khai thác đá vôi Nà Cà, xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, ngày 12/8 chúng tôi mới nhận được báo cáo của công ty này. Chúng tôi sẽ sớm phối hợp với Sở Công thương để kiểm tra xác minh nguyên nhân sạt lở”, ông Kỳ nói.

Núi đá lở kinh hoàng, 2 bà cháu thương vong

Khoảng 12h15 ngày 3/8, sau mưa lớn kéo dài, tại km142+700, quốc lộ 3 thuộc địa phận thôn Bản Giác, xã Hoà Mục, huyện Chợ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Chiến Hoàng ([Tên nguồn])
Tin ngắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN