Đá lát vỉa hè độ bền 70 năm "vỡ không thương tiếc" chỉ sau 3 năm ở Hà Nội

Sự kiện: Thời sự

Dù được giới thiệu có độ bền 50-70 năm nhưng chỉ sau khoảng hơn 3 năm đưa vào sử dụng, đá lát vỉa hè ở một số tuyến đường tại Hà Nội như Nguyễn Trãi, Trần Duy Hưng, Khuất Duy Tiến.. đã nứt vỡ.

Cách đây hơn 3 năm, Hà Nội ban hành quy định mới về cải tạo hè phố. Trong đó, thành phố đặt mục tiêu đến năm 2020, vỉa hè của hơn 900 tuyến đường tại 12 quận nội thành được thay thế từ gạch truyền thống sang đá tự nhiên có kết cấu bền vững với tuổi thọ lên đến 70 năm.

Cách đây hơn 3 năm, Hà Nội ban hành quy định mới về cải tạo hè phố. Trong đó, thành phố đặt mục tiêu đến năm 2020, vỉa hè của hơn 900 tuyến đường tại 12 quận nội thành được thay thế từ gạch truyền thống sang đá tự nhiên có kết cấu bền vững với tuổi thọ lên đến 70 năm.

Tuy nhiên, tại các tuyến đường được lát đá được giới thiệu có độ bền 70 năm như phố Nguyễn Trãi, Khuất Duy Tiến, Trần Duy Hưng..., nhiều đoạn vỉa hè đã xuống cấp nghiêm trọng, các mảng đá lát vỉa hè nứt vỡ, bong tróc... tạo nên cảnh nhếch nhác, thiếu mỹ quan.

Tuy nhiên, tại các tuyến đường được lát đá được giới thiệu có độ bền 70 năm như phố Nguyễn Trãi, Khuất Duy Tiến, Trần Duy Hưng..., nhiều đoạn vỉa hè đã xuống cấp nghiêm trọng, các mảng đá lát vỉa hè nứt vỡ, bong tróc... tạo nên cảnh nhếch nhác, thiếu mỹ quan.

Tại đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân), vỉa hè mới được đầu tư lát đồng bộ đá tự nhiên tuổi thọ 70 năm từ khoảng quý 3/2017 nhưng sau 3 năm đã xuất hiện nhiều vị trí đá lát bị bung, vỡ, sụt lún.

Tại đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân), vỉa hè mới được đầu tư lát đồng bộ đá tự nhiên tuổi thọ 70 năm từ khoảng quý 3/2017 nhưng sau 3 năm đã xuất hiện nhiều vị trí đá lát bị bung, vỡ, sụt lún.

Dọc con đường này có những đoạn vỉa hè để giúp xe lên xuống dễ dàng còn bị bong tróc, lún so với mặt đường, thậm chí bong hẳn những viên đá lát.

Dọc con đường này có những đoạn vỉa hè để giúp xe lên xuống dễ dàng còn bị bong tróc, lún so với mặt đường, thậm chí bong hẳn những viên đá lát.

Theo người dân sinh sống trong khu vực, một trong những nguyên nhân khiến cho vỉa hè nứt vỡ, xuống cấp là bộ rễ của các cây xanh trồng trên vỉa hè phát triển, trồi lên mặt đường.

Theo người dân sinh sống trong khu vực, một trong những nguyên nhân khiến cho vỉa hè nứt vỡ, xuống cấp là bộ rễ của các cây xanh trồng trên vỉa hè phát triển, trồi lên mặt đường.

Những cây xanh trong quá trình quy hoạch khi trồng cây chưa được xem xét kỹ lưỡng, bộ rễ chùm phát triển mạnh, nhô lên trên làm vỉa hè xung quanh vỡ vụn, gây nguy hiểm cho người đi bộ.

Những cây xanh trong quá trình quy hoạch khi trồng cây chưa được xem xét kỹ lưỡng, bộ rễ chùm phát triển mạnh, nhô lên trên làm vỉa hè xung quanh vỡ vụn, gây nguy hiểm cho người đi bộ.

Các viên đá lát vỉa hè đã nứt nẻ, gập ghềnh sau thời gian ngắn sử dụng.

Các viên đá lát vỉa hè đã nứt nẻ, gập ghềnh sau thời gian ngắn sử dụng.

Ô tô, xe máy đỗ, đi lại trên vỉa hè cũng là một phần nguyên nhân gây nên tình trạng vỉa hè xuống cấp nhanh hơn so với tính toán ban đầu.

Ô tô, xe máy đỗ, đi lại trên vỉa hè cũng là một phần nguyên nhân gây nên tình trạng vỉa hè xuống cấp nhanh hơn so với tính toán ban đầu.

Đường Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân), đường Trần Duy Hưng (quận Cầu Giấy) vỉa hè lát đá tiếp tục xuất hiện tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Vỉa hè ở đây đang giống công trình đang thi công hơn là vỉa hè đang được sử dụng.

Đường Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân), đường Trần Duy Hưng (quận Cầu Giấy) vỉa hè lát đá tiếp tục xuất hiện tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Vỉa hè ở đây đang giống công trình đang thi công hơn là vỉa hè đang được sử dụng.

Được biết, Sở Xây dựng Hà Nội là đơn vị liên quan chính, là cơ quan quản lý cần phải chịu trách nhiệm trước thành phố về toàn bộ công tác giám sát, thi công lát đá vỉa hè. Ngoài ra các công ty vật liệu xây dựng cũng phải chịu trách nhiệm về chất lượng đá.

Được biết, Sở Xây dựng Hà Nội là đơn vị liên quan chính, là cơ quan quản lý cần phải chịu trách nhiệm trước thành phố về toàn bộ công tác giám sát, thi công lát đá vỉa hè. Ngoài ra các công ty vật liệu xây dựng cũng phải chịu trách nhiệm về chất lượng đá.

Thường xuyên đứng đợi xe buýt trên đường Trần Duy Hưng, em Trần Thu Anh, sinh viên Cao đẳng Sư phạm Hà Nội cho biết em đã không ít lần vấp ngã khi đi bộ trên vỉa hè. "Những mảng đá bong tróc, trồi lên dễ khiến người đi đường vấp phải. Tuy nhiên rất lâu rồi em chưa thấy cơ quan chức năng cho sửa chữa", Thu Anh nói thêm.

Thường xuyên đứng đợi xe buýt trên đường Trần Duy Hưng, em Trần Thu Anh, sinh viên Cao đẳng Sư phạm Hà Nội cho biết em đã không ít lần vấp ngã khi đi bộ trên vỉa hè. "Những mảng đá bong tróc, trồi lên dễ khiến người đi đường vấp phải. Tuy nhiên rất lâu rồi em chưa thấy cơ quan chức năng cho sửa chữa", Thu Anh nói thêm.

Trước đó, để chỉnh trang, cải tạo hè phố, từ 2010 đến năm 2020, Hà Nội đã có 3 lần đại tu vỉa hè. Tuy nhiên, cho đến nay, tình trạng vỉa hè hư hỏng, vỡ vụn vẫn không ngừng lặp lại.

Trước đó, để chỉnh trang, cải tạo hè phố, từ 2010 đến năm 2020, Hà Nội đã có 3 lần đại tu vỉa hè. Tuy nhiên, cho đến nay, tình trạng vỉa hè hư hỏng, vỡ vụn vẫn không ngừng lặp lại.

Nguồn: [Link nguồn]

Diện mạo mới của vỉa hè Hồ Gươm sau hơn 2 tháng thi công

Hơn 100 công nhân đang gấp rút thi công ngày đêm để hoàn thành lát đá vỉa hè Hồ Gươm vào cuối tháng 8/2020.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trọng Hiếu ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN