“Cái bang” tung hoành cả ngày lẫn đêm ở TP HCM

Sự kiện: Kỹ nghệ ăn xin
XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên1 2 3 4 56

Tình trạng xin ăn giả dạng người mắc bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật lê lết trên đường, trẻ em bị “chăn dắt” vẫn tái xuất hiện ở nhiều nơi trong TP HCM.

Người ăn xin động hoạt động rầm rộ cả ngày lẫn đêm ở TP HCM, chủ yếu tập trung ở những điểm đông người qua lại... Ảnh chụp 12 giờ trưa ngày 21-8, tại nút giao Lý Thường Kiệt – Ba Tháng Hai, “đội quân” gần chục người lớn lẫn trẻ em kiên nhẫn túc trực, len lỏi giữa dòng người chờ đèn đỏ để xin tiền

Người ăn xin động hoạt động rầm rộ cả ngày lẫn đêm ở TP HCM, chủ yếu tập trung ở những điểm đông người qua lại... Ảnh chụp 12 giờ trưa ngày 21-8, tại nút giao Lý Thường Kiệt – Ba Tháng Hai, “đội quân” gần chục người lớn lẫn trẻ em kiên nhẫn túc trực, len lỏi giữa dòng người chờ đèn đỏ để xin tiền

Gần như chặn đầu xe để ăn xin

Gần như chặn đầu xe để ăn xin

Đứa trẻ mặc áo cộc tay, đầu trần, giang nắng, kiên nhẫn xin tiền bố thí giữa dòng người đi xe máy và ôtô.

Đứa trẻ mặc áo cộc tay, đầu trần, giang nắng, kiên nhẫn xin tiền bố thí giữa dòng người đi xe máy và ôtô.

Vào giờ cao điểm trên đường Lý Thường Kiệt, một bé gái khoảng 10 tuổi bồng trên tay một đứa trẻ ngủ li bì xuất hiện xin tiền dưới sự giám sát của một người phụ nữ ngồi cách đó chừng 200m.

Vào giờ cao điểm trên đường Lý Thường Kiệt, một bé gái khoảng 10 tuổi bồng trên tay một đứa trẻ ngủ li bì xuất hiện xin tiền dưới sự giám sát của một người phụ nữ ngồi cách đó chừng 200m.

Đường Phan Xích Long (quận Phú Nhuận) là “địa bàn hoạt động” của nhiều “cái bang” đủ mọi lứa tuổi. Họ xuất hiện cả ngày lẫn đêm.

Đường Phan Xích Long (quận Phú Nhuận) là “địa bàn hoạt động” của nhiều “cái bang” đủ mọi lứa tuổi. Họ xuất hiện cả ngày lẫn đêm.

Một người phụ nữ lành lặn dắt theo đứa trẻ trạc 5-6 tuổi xin tiền trên đường Phan Xích Long

Một người phụ nữ lành lặn dắt theo đứa trẻ trạc 5-6 tuổi xin tiền trên đường Phan Xích Long

“Đội quân” ăn xin xếp hàng trước cổng chùa K.L (quận 4)

“Đội quân” ăn xin xếp hàng trước cổng chùa K.L (quận 4)

Lực lượng “cái bang” trước cổng chùa M.Đ.Q (quận 2) kiếm được khá nhiều tiền từ khách hành hương

Lực lượng “cái bang” trước cổng chùa M.Đ.Q (quận 2) kiếm được khá nhiều tiền từ khách hành hương

Một phụ nữ bồng con xin ăn hằng đêm trên cầu Ông Lãnh (quận 1).

Một phụ nữ bồng con xin ăn hằng đêm trên cầu Ông Lãnh (quận 1).

Một nhóm trẻ đang xin tiền tại giao lộ Đỗ Xuân Hợp – xa lộ Hà Nội. Thấy người chụp ảnh, bé gái che mặt bỏ đi.

Một nhóm trẻ đang xin tiền tại giao lộ Đỗ Xuân Hợp – xa lộ Hà Nội. Thấy người chụp ảnh, bé gái che mặt bỏ đi.

Một nhóm trẻ ăn xin khác thường xuyên xuất hiện trên xa lộ Hà Nội.

Một nhóm trẻ ăn xin khác thường xuyên xuất hiện trên xa lộ Hà Nội.

TP HCM kêu gọi không cho tiền người ăn xin 

Sở Lao động Thương binh và xã hội (LĐTBXH) TP HCM vừa có văn bản gửi UBND các quận huyện về việc tập trung thực hiện công tác quản lý người ăn xin , người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú ổn định.

Theo đó, Sở LĐTBXH đề nghị các quận, huyện tăng cường công tác kiểm tra, rà soát địa bàn để kịp thời phát hiện các trường hợp xin ăn, sinh sống nơi công cộng.

Chính quyền địa phương cần tập trung giải quyết nhằm giảm thiểu và đi đến chấm dứt tình trạng người xin ăn, người sinh sống tại các lòng đường, vỉa hè, nhất là tại các cửa ngỏ, công viên, khu vực có đông người dân và du khách tham quan để giữ gìn hình ảnh của một TP văn minh, hiện đại, nghĩa tình.

Chính quyền địa phương phải chủ động xác định, lập danh sách các địa điểm thường xuyên có người xin ăn, sinh sống nơi công cộng có kế hoạch thường xuyên khảo sát địa bàn; phối hợp với các địa phương giáp ranh để xử lý.

Chủ động rà soát các khu dân cư tập trung nhiều người tạm trú (đặc biệt là các đối tượng cao tuổi, trẻ em không có người thân đi cùng) để phát hiện, xử lý hiện tượng chăn dắt hoặc lợi dụng đối tượng yếu thế đi xin ăn để trục lợi.

Sở LĐTBXH TP khuyến khích người dân TP không trực tiếp cho tiền người xin ăn trên đường phố. Thay vào đó, người dân TP muốn giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, trẻ mồi côi, người cao tuổi nên thông qua các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức từ thiện của TP.

Khi phát hiện những trường hợp ăn xin, sinh sống nơi công cộng, người dân có thể phản ánh tới đường dây nóng 028.38.292.419 của phòng Bảo trợ xã hội (giờ hành chính); 0982.838.987 (hoạt động 24/24); 028.35.533.258 của Trung tâm Hỗ trợ xã hội (hoạt động 24/24).

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên1 2 3 4 56
“Cái bang” lê lết xin tiền ở Hồ Gươm trong đêm Giao thừa

Nhiều người hành nghề ăn xin đã xuất hiện ở Hồ Gươm để xin tiền trong đêm Giao thừa đón năm mới Mậu Tuất 2018.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ý LINH - A. THANH ([Tên nguồn])
Kỹ nghệ ăn xin Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN