Cà Mau công bố tình huống khẩn cấp hạn hán

UBND tỉnh Cà Mau vừa quyết định công bố tình huống khẩn cấp hạn hán trên địa bàn các huyện Trần Văn Thời, U Minh. Đây là tỉnh thứ 3 tại Đồng bằng sông Cửu Long công bố tình huống khẩn cấp thiên tai do hạn hán mùa khô năm nay.

Theo UBND tỉnh Cà Mau, trong 2 ngày đầu tháng 4/2024, tỉnh xuất hiện mưa trái mùa cục bộ với lượng mưa nhỏ đến mưa vừa, thời gian còn lại không mưa, ngày nắng. Mực nước trên các kênh, rạch trong vùng ngọt hóa huyện U Minh xuống mức thấp; hầu hết các tuyến kênh, rạch trong vùng ngọt hóa Huyện Trần Văn Thời đã khô cạn.

UBND tỉnh Cà Mau quyết định công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp độ 2 trên địa bàn các huyện Trần Văn Thời, U Minh.

Sạt lở, sụt lún đất ở huyện Trần Văn Thời đã làm chia cắt giao thông, cuộc sống người dân bị đảo lộn.

Sạt lở, sụt lún đất ở huyện Trần Văn Thời đã làm chia cắt giao thông, cuộc sống người dân bị đảo lộn.

Ngành chức năng tỉnh Cà Mau dự báo thời gian tới, tình hình hạn hán trên địa bàn tỉnh còn kéo dài đến hết tháng 4/2024 và đầu tháng 5/2024, sau đó mới có khả năng xuất hiện mưa chuyển mùa. Mùa mưa năm 2024 có khả năng xuất hiện vào nửa cuối tháng 5.

UBND các huyện Trần Văn Thời và U Minh được tỉnh giao theo dõi, cập nhật phương án, kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn của địa phương phù hợp với điều kiện thực tế.

“Trường hợp xảy ra thiếu nước, không bảo đảm cung cấp đủ nhu cầu sử dụng, phải ưu tiên cấp đủ nước sinh hoạt. Xác định các khu vực khó khăn về nguồn nước sinh hoạt để chủ động giải pháp bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân, không để người dân thiếu nước sinh hoạt”, quyết định của UBND tỉnh Cà Mau nêu rõ.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đối với công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt nông thôn đang xây dựng để sớm đưa vào khai thác, phát huy hiệu quả.

Với địa bàn toàn tỉnh, UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương xác định các khu vực khó khăn về nguồn nước sinh hoạt, triển khai các giải pháp phục vụ cấp, trữ nước và xử lý nước cho các hộ gia đình, như: Thiết lập các điểm cấp nước tập trung, hỗ trợ dụng cụ chứa, bồn chứa, hóa chất xử lý nước, vận chuyển nước ngọt từ nơi khác đến....

Đồng thời, địa phương tập trung rà soát các tuyến giao thông ven sông, kênh, rạch có nguy cơ sạt lở, sụt lún, để lắp đặt các biển cảnh báo và triển khai các biện pháp phù hợp nhằm giảm tối đa thiệt hại; huy động nhân dân tham gia thực hiện phòng, chống thiệt hại do sụt lún, sạt lở đất và khắc phục những vị trí có nguy cơ đe dọa an toàn đến người và phương tiện trong quá trình lưu thông.

Sở Giao thông vận tải Cà Mau được chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức sửa chữa, gia cố các tuyến đường giao thông bị sụt lún, sạt lở, hoặc đang có nguy cơ sụt lún, sạt lở do hạn hán gây ra theo phân cấp; đảm bảo an toàn lưu thông, an toàn tính mạng và tài sản của người dân.

Trước đó, tỉnh Tiền Giang, Kiên Giang cũng công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai, sạt lở, sụt lún đất do hạn hán tại một số huyện trên địa bàn. Tới nay, toàn Đồng bằng sông Cửu Long đã có 3 tỉnh phải công bố tình huống khẩn cấp do hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô năm nay.

Nguồn: [Link nguồn]

UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo kiên quyết quyết di dời đối với những nhà tại các điểm đã rạn nứt, có nguy cơ sạt lở do hạn hán, bảo đảm an toàn tài sản và tính mạng của người dân.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tân Lộc ([Tên nguồn])
Tin ngắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN