Ảnh, clip: Mục sở thị nơi xuất xứ số dầu thải "đầu độc" nước sông Đà

Theo ghi nhận của PV Dân Việt, khu vực chứa rác thải nguy hại của Công ty CP gốm sứ Thanh Hà được quây bằng lưới thép gai, hoặc để trong những thùng nhựa, thùng phuy... được đặt nhiều địa điểm trong nhà máy. Phía bên ngoài có gắn những dòng chữ chất thải nguy hiểm, cấm lửa..., một số khu vực đã được lực lượng chức năng niêm phong để điều tra.

Clip: Bên trong nhà máy gốm sứ Thanh Hà chứa nhiều đầu thải

Toàn cảnh nhà máy gốm sứ Thanh Hà (CTH) ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ -  nơi cung cấp dầu thải cho Lý Đình Vũ, 1 trong 3 nghi can đổ trộm chất thải làm ô nhiễm nguồn nước của Nhà máy Nước sạch Sông Đà.

Toàn cảnh nhà máy gốm sứ Thanh Hà (CTH) ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ -  nơi cung cấp dầu thải cho Lý Đình Vũ, 1 trong 3 nghi can đổ trộm chất thải làm ô nhiễm nguồn nước của Nhà máy Nước sạch Sông Đà.

 Bên trong nhà máy của Công ty CP gốm sứ Thanh Hà rộng hàng nghìn m2, hệ thống máy móc và các vật liệu sản xuất ngổn ngang ở nhiều khu vực khác nhau.

 Bên trong nhà máy của Công ty CP gốm sứ Thanh Hà rộng hàng nghìn m2, hệ thống máy móc và các vật liệu sản xuất ngổn ngang ở nhiều khu vực khác nhau.

Khu vực chứa dầu thải của công ty này hiện được quây lại bằng lưới sắt, bên ngoài treo biển "Chất thải nguy hại". Đây là nơi xuất phát của 10m3 dầu thải bị đổ trộm làm ô nhiễm nguồn nước của Nhà máy Nước sạch Sông Đà.

Khu vực chứa dầu thải của công ty này hiện được quây lại bằng lưới sắt, bên ngoài treo biển "Chất thải nguy hại". Đây là nơi xuất phát của 10m3 dầu thải bị đổ trộm làm ô nhiễm nguồn nước của Nhà máy Nước sạch Sông Đà.

Phía trong có khoảng 4 thùng lớn chứa nhiều dầu thải loại, phía trên bề mặt lớp dầu đặc quánh.

Phía trong có khoảng 4 thùng lớn chứa nhiều dầu thải loại, phía trên bề mặt lớp dầu đặc quánh.

Những thùng dầu này được quây bằng rào thép và đã được lực lượng chức năng niêm phong để điều tra.

Những thùng dầu này được quây bằng rào thép và đã được lực lượng chức năng niêm phong để điều tra.

Ông Nguyễn Đức Truyền, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Gốm sứ Thanh Hà cho biết: "Dầu thải được xuất phát từ 3 cỗ máy thủy lực, máy ép, mỗi máy thủy lực bình quân thải ra 1000 lít/ 6 tháng. Vì vậy mỗi năm thải ra hàng chục tấn dầu thải, mỗi lần chúng tôi phải gom đủ 15 tấn thì công ty môi trường mới đến lấy, đợt này do chưa gom đủ nên chúng tôi vẫn bảo quản trong các thùng phuy tại công ty".

Ông Nguyễn Đức Truyền, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Gốm sứ Thanh Hà cho biết: "Dầu thải được xuất phát từ 3 cỗ máy thủy lực, máy ép, mỗi máy thủy lực bình quân thải ra 1000 lít/ 6 tháng. Vì vậy mỗi năm thải ra hàng chục tấn dầu thải, mỗi lần chúng tôi phải gom đủ 15 tấn thì công ty môi trường mới đến lấy, đợt này do chưa gom đủ nên chúng tôi vẫn bảo quản trong các thùng phuy tại công ty".

Đáng chú ý, bên trong nhà máy còn có 6 bồn chứa dầu thải rộng tới 3 - 5 m3/bồn “cáu bẩn, đen xì” được đặt trên bệ gạch xây cao tầm khoảng 2,5 mét. Những chiếc bồn này có những đường ống dầu đấu nối dẫn tới nhiều khu vực khác của nhà máy, khu vực này cũng được gắn tấm biển “Cấm lửa”...

Đáng chú ý, bên trong nhà máy còn có 6 bồn chứa dầu thải rộng tới 3 - 5 m3/bồn “cáu bẩn, đen xì” được đặt trên bệ gạch xây cao tầm khoảng 2,5 mét. Những chiếc bồn này có những đường ống dầu đấu nối dẫn tới nhiều khu vực khác của nhà máy, khu vực này cũng được gắn tấm biển “Cấm lửa”...

Hiện trong công ty này vẫn còn lượng lớn dầu thải được chứa trong những thùng phuy và téc nhựa. 

Hiện trong công ty này vẫn còn lượng lớn dầu thải được chứa trong những thùng phuy và téc nhựa. 

Ông Truyền cũng nhận trách nhiệm do quản lý lỏng lẻo công nhân nên mới có số lượng dầu thải ra gây ô nhiễm nguồn nước vào nhà máy nước sạch sông Đà. “Nếu không có công ty Thanh Hà thì cũng sẽ không có dầu thải đổ ra sông Đà. Tôi nhận trách nhiệm quản lý lỏng lẻo cán bộ công nhân viên của mình. Ông Truyền cũng gửi lời xin lỗi đến những người bị hại do sự cố đổ dầu thải gây ô nhiễm nguồn nước vào nhà máy nước Sông Đà.

Ông Truyền cũng nhận trách nhiệm do quản lý lỏng lẻo công nhân nên mới có số lượng dầu thải ra gây ô nhiễm nguồn nước vào nhà máy nước sạch sông Đà. “Nếu không có công ty Thanh Hà thì cũng sẽ không có dầu thải đổ ra sông Đà. Tôi nhận trách nhiệm quản lý lỏng lẻo cán bộ công nhân viên của mình. Ông Truyền cũng gửi lời xin lỗi đến những người bị hại do sự cố đổ dầu thải gây ô nhiễm nguồn nước vào nhà máy nước Sông Đà.

Trong khu vực nhà máy còn một số địa điểm được sử dụng làm nơi tập kết rác thải nguy hại, dầu thải... có gắn biển cảnh báo nguy hiểm, dễ cháy nổ.

Trong khu vực nhà máy còn một số địa điểm được sử dụng làm nơi tập kết rác thải nguy hại, dầu thải... có gắn biển cảnh báo nguy hiểm, dễ cháy nổ.

Theo hồ sơ vụ việc, ngày 6/10, đối tượng Lý Đình Vũ thuê Nguyễn Chương Đại và Hoàng Văn Thám lái xe ôtô tải đi từ tỉnh Bắc Ninh đến Công ty gạch, gốm sứ Thanh Hà (Phú Thọ) lấy chất thải. Sau đó, ôtô tải di chuyển về Công ty TNHH Cơ khí cao su K90, tỉnh Hưng Yên gửi xe.

Đến ngày 8/10, cả 3 đối tượng trên sử dụng 2 xe ôtô nêu trên chở chất thải lên địa bàn xóm Quyết Tiến, xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình tiến hành xả chất thải, sau đó bỏ trốn.

Tại cơ quan điều tra Vũ khai đã thỏa thuận miệng đôi bên, bà Nguyễn Huyền Trang (con gái ông Nguyễn Đức Truyền) sẽ trả cho Vũ số tiền để thu gom, vận chuyển, xử lý dầu thải là 1.000 đồng/lít.

Bí thư Hà Nội thừa nhận thành phố phản ứng chậm sau sự cố nước Sông Đà

Bí thư Hà Nội cũng nhìn nhận thực trạng, toàn bộ hệ thống quan trắc nước sạch của mình rất thiếu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Tiến ([Tên nguồn])
Nước sông Đà có mùi lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN