Ám ảnh với con đường dày đặc “hố bom”, người dân “sập bẫy” như cơm bữa

Sự kiện: Thời sự

Đường xuống cấp nghiêm trọng với hàng trăm “ao nước” khiến việc đi lại của người dân như cực hình, việc kinh doanh bị “đóng băng”.

Clip: Đường Nữ Dân Công dày đặc “hố bom”

Đường Nữ Dân Công (tên cũ là Dân Công Hỏa Tuyến ở xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.HCM) hiện đang bị xuống cấp trầm trọng. Con đường dài hơn 2km nhưng dày đặc “ao nước” khiến việc đi lại và buôn bán của người dân gặp nhiều khó khăn.

Đường Nữ Dân Công (tên cũ là Dân Công Hỏa Tuyến ở xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.HCM) hiện đang bị xuống cấp trầm trọng. Con đường dài hơn 2km nhưng dày đặc “ao nước” khiến việc đi lại và buôn bán của người dân gặp nhiều khó khăn.

Người dân địa phương cho biết con đường xuống cấp từ nhiều năm nay. Trời nắng cũng như trời mưa, mặt đường luôn lầy lội với dày đặc “hố bom” nối tiếp nhau.

Người dân địa phương cho biết con đường xuống cấp từ nhiều năm nay. Trời nắng cũng như trời mưa, mặt đường luôn lầy lội với dày đặc “hố bom” nối tiếp nhau.

Nhìn từ trên cao, mặt đường Nữ Dân Công không khác gì cái ao nước.

Nhìn từ trên cao, mặt đường Nữ Dân Công không khác gì cái ao nước.

Theo người dân địa phương, một trong những nguyên nhân khiến mặt đường Nữ Dân Công dày đặc “hố bom” là do đường không có cống thoát nước, xe tải trọng lớn lưu thông nhiều và tốc độ đô thi hóa khu vực quá nhanh.

Theo người dân địa phương, một trong những nguyên nhân khiến mặt đường Nữ Dân Công dày đặc “hố bom” là do đường không có cống thoát nước, xe tải trọng lớn lưu thông nhiều và tốc độ đô thi hóa khu vực quá nhanh.

“Mấy ngày nay trời mưa, mặt đường như con sông và dày đặc “bẫy”, chỉ cần lơ là một chút là ngã ngay”, chị Nguyễn Thị Vân - người dân ở đây chia sẻ.

“Mấy ngày nay trời mưa, mặt đường như con sông và dày đặc “bẫy”, chỉ cần lơ là một chút là ngã ngay”, chị Nguyễn Thị Vân - người dân ở đây chia sẻ.

Ám ảnh với con đường dày đặc “hố bom”, người dân “sập bẫy” như cơm bữa - 6

 Mỗi “ao nước” trên đường rộng khoảng 2m, dài khoảng 4m chiếm gần hết diện tích mặt đường nên người dân phải men theo mép đường để lưu thông.

 Mỗi “ao nước” trên đường rộng khoảng 2m, dài khoảng 4m chiếm gần hết diện tích mặt đường nên người dân phải men theo mép đường để lưu thông.

Người dân phải chạy theo hình zích zắc để tránh "ao" giữa đường.

Người dân phải chạy theo hình zích zắc để tránh "ao" giữa đường.

Người dân phải căng mình vượt “bẫy” trên đường.

Người dân phải căng mình vượt “bẫy” trên đường.

Thanh niên mò “ao nước” trên đường Nữ Dân Công để tìm tài sản bị rơi.

Thanh niên mò “ao nước” trên đường Nữ Dân Công để tìm tài sản bị rơi.

Người đàn ông ngã xuống đường bị xe máy đè lên người vì “sập bẫy”. “Ai nói đây là con đường tôi phản ứng đó. Làm gì có đường như thế này chứ. Đây là ao  thì đúng hơn”, người đàn ông tên Quý bức xúc.

Người đàn ông ngã xuống đường bị xe máy đè lên người vì “sập bẫy”. “Ai nói đây là con đường tôi phản ứng đó. Làm gì có đường như thế này chứ. Đây là ao  thì đúng hơn”, người đàn ông tên Quý bức xúc.

“Người đi xe máy, xe đạp đều bị té ngã. Tội nhất là mấy em học sinh té quần áo ướt hết. Một ngày trung bình phải 5-7 vụ té ngã. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị, chính quyền địa phương cũng đã nhiều lần hứa hẹn làm đường nhưng đợi hoài vẫn chưa thấy”, chị Trần Thị Nhân - người dân sống trên đường Nữ Dân Công nói.

“Người đi xe máy, xe đạp đều bị té ngã. Tội nhất là mấy em học sinh té quần áo ướt hết. Một ngày trung bình phải 5-7 vụ té ngã. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị, chính quyền địa phương cũng đã nhiều lần hứa hẹn làm đường nhưng đợi hoài vẫn chưa thấy”, chị Trần Thị Nhân - người dân sống trên đường Nữ Dân Công nói.

Công việc kinh doanh, buôn bán của các hộ dân hai bên đường gần như bị “đóng băng. “Nếu chưa làm đường thì chính quyền địa phương phải san lấp những ao nước, những cái bẫy này chứ sao để nó tồn tại vậy. Biết bao nhiêu vụ té ngã gãy tay, gãy chân rồi”, anh Hồ Lâm - người dân đường Nữ Dân Công chia sẻ.

Công việc kinh doanh, buôn bán của các hộ dân hai bên đường gần như bị “đóng băng. “Nếu chưa làm đường thì chính quyền địa phương phải san lấp những ao nước, những cái bẫy này chứ sao để nó tồn tại vậy. Biết bao nhiêu vụ té ngã gãy tay, gãy chân rồi”, anh Hồ Lâm - người dân đường Nữ Dân Công chia sẻ.

Tìm hiểu của phóng viên, đường Nữ Dân Công được xét duyệt đầu tư nâng cấp nông thôn mới giai đoạn 2013-2015 thế nhưng đến nay vẫn giậm chân tại chỗ. Chính quyền địa phương cho biết tuyến đường này dự kiến khởi công cuối năm nay và đưa vào sử dụng năm 2020.

Tìm hiểu của phóng viên, đường Nữ Dân Công được xét duyệt đầu tư nâng cấp nông thôn mới giai đoạn 2013-2015 thế nhưng đến nay vẫn giậm chân tại chỗ. Chính quyền địa phương cho biết tuyến đường này dự kiến khởi công cuối năm nay và đưa vào sử dụng năm 2020.

Cận cảnh con đường bị cho là hôi nhất TP HCM

Đường Bùi Hữu Nghĩa, quận 5, TP HCM được các công nhân vệ sinh môi trường đặt cho là con đường hôi nhất ở TP HCM.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Phạm – Dương Thanh ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN