9 địa điểm cấm uống rượu, bia

Sự kiện: Thời sự

Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (Nghị định 24/2020/NĐ-CP) đã quy định bổ sung thêm 3 địa điểm công cộng không được uống rượu, bia.

Nghị định 24/2020/NĐ-CP được Chính phủ ban hành hôm 24/2 vừa qua đã quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Trong đó có một số nội dung đáng chú ý như các địa điểm công cộng không được uống rượu, bia; việc thực hiện biện pháp ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin và mua rượu, bia trong hoạt động bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử.

Nghị định 24/2020/NĐ-CP bổ sung 3 địa điểm công cộng cấm uống rượu, bia

Nghị định 24/2020/NĐ-CP bổ sung 3 địa điểm công cộng cấm uống rượu, bia

Trao đổi với PV về nghị định mới có hiệu lực từ 24/2, luật sư Lê Thu Hằng (Công ty Luật TAT Law firm) cho biết, một trong những nội dung mới của Nghị định 24/2020/NĐ-CP là Chính phủ bổ sung thêm 3 địa điểm công cộng cấm sử dụng rượu bia, đó là:

Công viên, trừ trường hợp nhà hàng trong phạm vi khuôn viên của công viên đã được cấp phép kinh doanh rượu, bia trước ngày Nghị định này có hiệu lực;

Nhà chờ xe buýt;

Rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở văn hóa, thể thao trong thời gian tổ chức các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và công năng sử dụng chính của các địa điểm này, trừ trường hợp tổ chức các lễ hội ẩm thực, văn hóa có sử dụng rượu, bia.

Theo luật sư Lê Thu Hằng, trước đó Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia do Quốc hội ban hành đã quy định 6 địa điểm không được uống rượu, bia, cụ thể gồm:

Cơ sở y tế;

Cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc;

Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi;

Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác;

Cơ sở bảo trợ xã hội;

Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian làm việc, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.

Luật sư Lê Thu Hằng

Luật sư Lê Thu Hằng

Luật sư Lê Thu Hằng cho biết thêm, Nghị định 24/2020/NĐ-CP còn quy định về việc thực hiện biện pháp ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin và mua rượu, bia trong hoạt động bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử.

“Tổ chức, cá nhân bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử; tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ thương mại điện tử cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác bán rượu, bia phải thực hiện biện pháp ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin và mua rượu, bia bảo đảm các yêu cầu như: Có ứng dụng khai báo tên, tuổi của người truy cập trước khi người đó truy cập, tìm kiếm thông tin; khai báo các thông tin về tên, địa chỉ cư trú của người mua, thông tin thanh toán qua tài khoản, thẻ ngân hàng hoặc các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt khác khi người đó thực hiện giao dịch mua rượu, bia.

Thông tin về sản phẩm rượu, bia trên website thương mại điện tử của tổ chức, cá nhân bán rượu, bia không được liên kết, quảng bá đến các tài khoản người dùng chưa đủ 18 tuổi; các trang, kênh, phương tiện thông tin khác trên môi trường mạng dành riêng cho người chưa đủ 18 tuổi hoặc có đa số người sử dụng, truy cập chưa đủ 18 tuổi.

Tổ chức, cá nhân bán rượu, bia có trách nhiệm kiểm tra tuổi của người nhận hàng trong trường hợp nghi ngờ về độ tuổi của người đó, bảo đảm người nhận hàng phải từ đủ 18 tuổi trở lên khi giao hàng”, luật sư Lê Thu Hằng cho biết.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhiều bất ngờ về nghị định phạt nặng rượu, bia

Ngoài những chế tài mới có liên quan đến rượu, bia, Nghị định 100/2019 còn đưa ra nhiều quy định khác rất đáng lưu ý...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuân Lực ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN