25% thời gian của công chức để làm báo cáo

Sự kiện: Thời sự

Không chỉ nặng gánh họp hành, mỗi năm, các cơ quan hành chính nhà nước (CQHCNN) trên toàn quốc còn phải tiêu tốn nhiều thời gian, nhân lực, vật lực để thực hiện chế độ báo cáo. Thống kê của Văn phòng Chính phủ (VPCP) cho thấy, trung bình một năm, các CQHCNN phải thực hiện trên 2 triệu báo cáo, tiêu tốn 25% thời gian thực hiện nhiệm vụ.

25% thời gian của công chức để làm báo cáo - 1

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, nhiều báo cáo chất lượng chưa cao, còn nhiều sao chép, trùng lặp không cần thiết. Ảnh: V.K.

Hơn 2 triệu báo cáo mỗi năm

Sáng 12/9, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ khai thác, sử dụng Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp và nghiệp vụ hệ thống hoá, rà soát, xây dựng, thực thi phương án đơn giản hoá chế độ báo cáo.

Theo ông Mai Tiến Dũng, bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, qua báo cáo rà soát của VPCP cho thấy, thời gian cán bộ, công chức ở các CQHCNN dành thời gian làm báo cáo rất lớn. Cụ thể là ở cấp Bộ, cán bộ, công chức phải bỏ ra 25,4% thời gian, còn ở địa phương là 26,12% thời gian để làm báo cáo.

Tiêu tốn nhiều thời gian như vậy, nhưng Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết chất lượng báo cáo chưa cao, còn nhiều sao chép, nhiều báo cáo trùng lặp không cần thiết. Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành văn bản số 559/QĐ-TTg ngày 24/4/2017 để đơn giản hoá các chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước.

Khảo sát của VPCP cho thấy, số lượng báo cáo mà các CQHCNN trên toàn quốc phải thực hiện trong một năm là trên 2 triệu báo cáo. Tuy nhiên chất lượng các báo cáo còn nhiều hạn chế, những nhận xét, phân tích, đánh giá trong các bản báo cáo sơ sài. Việc đề xuất phương hướng, giải pháp khắc phục tồn tại, nhận định triển vọng, đề xuất kiến nghị trong các báo cáo còn khá nghèo nàn. Bên cạnh đó, đa số các bộ, ngành, địa phương vẫn sử dụng hình thức nhận - gửi báo cáo giấy là phương thức chính. Một số bộ, ngành, địa phương thực hiện nhận - gửi báo cáo điện tử song chưa triệt để.

Xây dựng hệ thống báo cáo quốc gia

Nhằm khắc phục những bất cập trên, VPCP rằng, việc xây dựng Đề án xây dựng Hệ thống báo cáo quốc gia đồng bộ, thống nhất, bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ kịp thời, phục vụ hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền là hết sức cần thiết. Điều này sẽ giúp các cơ quan, đơn vị, địa phương giảm gánh nặng hành chính trong tuân thủ chế độ báo cáo tại các cơ quan hành chính nhà nước, đảm bảo tiết kiệm thời gian, nhân lực thực hiện, tiến tới loại bỏ các báo cáo, nội dung báo cáo không cần thiết, cắt giảm số lượng báo cáo và giảm tối đa về tần suất báo cáo.

“Kết quả đơn giản hóa chế độ báo cáo sẽ góp phần cắt giảm chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp theo đúng tinh thần của Chính phủ kiến tạo, phục vụ người dân và doanh nghiệp”, lãnh đạo VPCP khẳng định.

Đối với hệ thống thông tin tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định, đây là nhiệm vụ nhằm thực hiện hóa chủ trương của Thủ tướng Chính phủ là xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động, liêm chính, thay vì quản lý hành chính đơn thuần chuyển sang Chính phủ có nền hành chính phục vụ, lấy đối tượng phục vụ là người dân và doanh nghiệp. Đây kênh tương tác của Chính phủ với người dân, Chính phủ với doanh nghiệp nhằm mục đích công khai tất cả các công việc chỉ đạo, điều hành của Chính phủ với doanh nghiệp, người dân.

Đồng thời tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp để các Bộ, ngành, địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp và xử lý, giải đáp kiến nghị của người dân một cách nhanh chóng và kịp thời nhất.”Những bức xúc của người dân, doanh nghiệp đều được phản ánh đến Thủ tướng Chính phủ”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Theo lãnh đạo VPCP, đến thời điểm này là gần một năm kênh tương tác Chính phủ với doanh nghiệp đi vào hoạt động. Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp đã tiếp nhận 1.208 ý kiến doanh nghiệp, trong đó đã giải quyết hơn 800 ý kiến. “Qua phản ánh của doanh nghiệp, VPCP có thể có những tham mưu để sửa đổi, hoàn thiện chính sách cho phù hợp hơn”, ông Dũng nói và khẳng định,việc xây dựng hệ thống trả lời tiếp nhận ý kiến phản ánh của người dân, doanh nghiệp cũng là giải pháp căn cơ để xây dựng cơ quan hành chính các cấp tốt hơn nữa, đây cũng là tiền đề xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động, xây dựng Chính phủ điện tử.

Khảo sát của VPCP cho thấy, số lượng báo cáo mà các CQHCNN trên toàn quốc phải thực hiện trong một năm là trên 2 triệu báo cáo. Tuy nhiên chất lượng các báo cáo còn nhiều hạn chế, những nhận xét, phân tích, đánh giá trong các bản báo cáo sơ sài. Việc đề xuất phương hướng, giải pháp khắc phục tồn tại, nhận định triển vọng, đề xuất kiến nghị trong các báo cáo còn khá nghèo nàn. 

”Công chức xăm hình thì ảnh hưởng đến ai?”

“Người ta xăm hình vào tay hay vào lưng thì ảnh hưởng gì đến ai?”, PGS.Văn Như Cương đặt câu hỏi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Văn Kiên (Tiền Phong)
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN