Viêm mũi, viêm xoang – khi nào chữa “ngọn”, khi nào trị “gốc”?

Sự kiện: Tai mũi họng

Viêm mũi, viêm xoang là bệnh về đường hô hấp trên gặp nhiều thứ 3 tại Việt Nam ( chỉ sau viêm amidan và viêm họng). Tuy nhiên, đây lại là bệnh rất khó chữa và dễ tái phát hầu hết người bệnh chưa biết khi nào thì cần ưu tiên “ngắt ngọn” - dập tắt triệu chứng, khi nào thì bắt buộc phải trị tận gốc, triệt để căn nguyên gây bệnh.

Hiểu đúng bản chất của viêm mũi - xoang

Viêm mũi – xoang là bệnh được gây ra do rất nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó phần lớn là do yếu tố môi trường (khói bụi, phấn hoa, thay đổi thời tiết…) hoặc do nhiễm trùng từ mũi, răng hoặc viêm họng.

Hiện nay viêm mũi, viêm xoang đang được chia thành 02 giai đoạn chính đó là:

Viêm mũi – xoang ở giai đoạn cấp tính : thường có triệu chứng khá rõ ràng bởi sự tấn công ồ ạt của các triệu chứng: nhức đầu, sổ mũi, nghẹt mũi, mệt mỏi, sốt kèm nhức đầu. Đối với loại này, tỷ lệ nhức đầu nhiều hơn do phản ứng viêm và sốt (chiếm từ 20 – 30% số bệnh nhân). Nếu phát hiện kịp thời, quá trình điều trị tương đối đơn giản. Tuy nhiên, nếu xác định sai bệnh hoặc chữa không đúng cách thì chỉ sau 2 -3 tuần, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính.

Viêm mũi – xoang mạn tính:  bệnh phát triển âm thầm, các triệu chứng thường không rõ ràng khó nhận biết và tưởng chừng nhẹ hơn giai đoạn cấp tính. Tuy nhiên thực chất là bệnh có những diễn biến xấu hơn (viêm đa xoang, viêm  mủ đặc độ 3,4). Bệnh có thể dẫn đến  một số biến chứng nguy hiểm: viêm tấy ổ mắt, áp-xe ổ mắt, viêm xương sọ - mặt, viêm màng não, áp-xe não, viêm tắc xoang tĩnh mạch hang, xoang tĩnh mạch dọc, nhiễm trùng huyết….

Do đó, việc nắm được đặc trưng, hiểu đúng bản chất và xác định được đúng giai đoạn bệnh có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định đến việc có chữa triệt để viêm mũi – xoang hay không.

Khi nào ưu tiên chữa “ngọn”, khi nào cần trị “gốc”?

Sở dĩ nên tách bạch cách chữa viêm mũi – xoang thành hai phần riêng biệt - “ngọn” và “gốc” là vì:

Viêm mũi - xoang là tình trạng các xoang bị viêm nhiễm nặng do vi khuẩn  (nguyên nhân chính dẫn dến viêm mũi, xoang ở Việt Nam ). Sau khi xâm nhập, các vi khuẩn này sẽ dần phá huỷ các lớp niêm mạc xoang, thậm chí phá huỷ luôn cả cấu trúc xương các xoang khiến người bệnh luôn trong tình trạng hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, đau đầu, mệt mỏi, khó chịu khiến cuộc sống luôn ngập tràn trong cảnh bế tắc.

Viêm mũi, viêm xoang – khi nào chữa “ngọn”, khi nào trị “gốc”? - 1

Khi nào ưu tiên chữa ngọn, khi nào cần trị tận gốc bệnh viêm mũi, viêm xoang (Ảnh minh họa)

Trong khi đó, theo khuyến cáo của các bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng, muốn điều trị dứt điểm viêm mũi - xoang phải bắt buộc trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Ưu tiên điều trị  để giảm các triệu chứng đau, nhức, ngạt thở… do viêm mũi, xoang gây nên

Giai đoạn 2: Ức chế  sự phát triển vi khuẩn & tiêu diệt vi khuẩn để chặn đứng hiện tượng viêm nhiễm

Giai đoạn 3: Tái tạo và hình thành niêm mạc mới

Điều này cho thấy: Người bệnh buộc phải “ngắt ngọn” để cắt đứt các triệu chứng khó chịu do mũi- xoang gây ra nếu đó là lúc bệnh đang trong giai đoạn cấp tính hoặc là các đợt cấp tính của giai đoạn viêm mạn tính. Bởi theo các chuyên gia, đây là giai đoạn người bệnh viêm mũi – xoang “khổ sở” nhất vì các triệu chứng liên tục  tấn công dữ dội.

Vì thế, nếu thấy quá đau nhức, quá ngạt mũi… thì hãy nên ưu tiên “ngắt ngọn” ngay bằng  cách dùng thuốc  kháng sinh, kháng viêm ,giảm đau, kháng histamin… Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả điều trị nhất , các bác sỹ tai mũi họng cũng khuyên  rằng:  từ giai đoạn đầu nên  song song kết hợp  dùng thuốc tân dược cùng thuốc thảo dược từ 5-7 ngày, sau đó dùng thêm 7-10 ngày độc lập thuốc thảo dược để chặn đứng, điều trị tận gốc bệnh ngay từ giai đoạn đầu

Ngược lại, nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính : người bệnh cần phải lựa chọn giải pháp “ trị tận gốc”. Đây là cách tốt nhất để  điều trị lâu dài, giúp ngăn tái phát, hạn chế tác dụng phụ, ngừa biến chứng.

Do đó, người bệnh nên sử dụng các sản phẩm thảo dược với cơ chế: “Làm sạch các hốc xoang” sau đó “tái tạo niêm mạc xoang đã bị tổn thương và hình thành niêm mạc mới”. Làm tốt điều này, phải kể đến bài thuốc cổ phương nghìn năm Tân Di Tán . Thuốc đã được kiểm chứng  lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền TƯ năm 2012 với kết quả rất khả quan: Ngoài tác dụng tiêu viêm, làm sạch hốc xoang, giúp khôi phục, hình thành lớp niêm mạc mới. Bên cạnh đó cuối năm 2015 thuốc đã vinh dự được Bộ Y Tế đưa vào danh mục thuốc bảo hiểm, dùng cấp phát & điều trị tại bệnh viện.

Tuy nhiên để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, người bệnh phải nghiêm ngặt tuân thủ một lộ trình điều trị tối thiểu từ 2-3 tháng, song song kết hợp cùng vệ sinh mũi họng hằng ngày.

Viêm mũi, viêm xoang – khi nào chữa “ngọn”, khi nào trị “gốc”? - 2

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Tai mũi họng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN