Bổ sung Kali và Magie như thế nào cho đúng cách?

Theo bác sỹ ThS. BS. Trần Đăng Khương, Kali và Magie (hay Magnesium) là hai chất điện giải thiết yếu của cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình chuyển hóa, giúp điều hòa các chức năng thần kinh cơ và nhiều bộ phận khác của cơ thể.

Thiếu hụt Kali và Magie dẫn đến những bất thường tại cơ như rung giật cơ, dễ chuột rút, đối với hệ thần kinh thì gây cảm giác bồn chồn, lo lắng, dễ mệt mỏi. Chính vì vai trò không thể thay thế của các điện giải này, chúng ta hãy tự trang bị kiến thức bổ sung chúng sao cho đúng cách qua bài viết này nhé!

Bổ sung Kali và Magie như thế nào cho đúng cách? - 1

Theo Tổ chức Y tế Thế giới và Viện Y học Hoa Kỳ, lượng Kali cần bổ sung mỗi ngày để duy trì thể trạng khỏe mạnh ít nhất là 90 mmol/l (tương đương 3510mg Kali) và lượng Magie cần bổ sung vào khoảng 310 - 400 mg. Phần lớn lượng Magie và Kali hằng ngày được cung cấp qua thức ăn. Tuy nhiên chúng ta nên lưu ý nhu cầu này có thể tăng cao trong một số trường hợp đặc biệt dưới đây:

Bổ sung Kali và Magie như thế nào cho đúng cách? - 2

Vận động thể thao

Khi bạn đổ mổ hôi quá mức, cơ thể sẽ mất rất nhiều chất điện giải, trong đó bao gồm có Natri, Kali, Magie và Canxi. Trong đó, nồng độ Kali, Magie trong mồ hôi thường khá cao khi bạn hoạt động ở môi trường nóng. Ngoài ra, cường độ luyện tập cũng ảnh hưởng đến lượng Kali, Magie tiết ra qua mồ hôi. Bạn sẽ mất càng nhiều điện giải nếu bài tập càng kéo dài hoặc hoạt động thể lực càng nặng nhọc. Nghiên cứu cho thấy bạn nên bổ sung Kali, Magie nếu quá trình vận động kéo dài hơn 3 giờ (ví dụ như chạy marathon hoặc đạp xe đường dài) thậm chí có thể sớm hơn nếu môi trường xung quanh nóng bức để nhanh chóng phục hồi thể trạng và có sức bền tốt hơn trong khi tập luyện.

Bất thường về đường tiêu hóa

Bổ sung Kali và Magie như thế nào cho đúng cách? - 3

Tiêu chảy, nôn ói cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây thiếu hụt điện giải. Tiêu chảy làm giảm hấp thu Magie và Kali trong lòng ruột. Nghiên cứu cho thấy nồng độ Kali trong dịch nôn và dịch tiêu chảy cao hơn khoảng gấp 2 lần so với máu. Vì vậy những trường hợp nôn ói tiêu chảy nặng có thể làm giảm Kali, Magie máu và cần phải bổ sung bằng đường truyền. Tuy nhiên với những trường hợp tiêu chảy nhẹ, còn có thể ăn uống được thì chúng ta có thể bổ sung Kali, Magie bằng trái cây như chuối, cam, nho hoặc bằng thuốc.

Bất thường thần kinh cơ

Chắc hẳn các bạn cũng đã từng bị chuột rút một lần trong đời và lý do đưa ra thường là do thiếu Canxi. Nhưng bạn chắc chắn sẽ ngạc nhiên khi biết việc thiếu hụt Magie và Kali cũng là một lý do hàng đầu gây chuột rút. Thật vậy Magie và Kali là những ion quan trọng trong hoạt động dẫn truyền thần kinh, quá trình co cơ và thư giãn cơ, thiếu Magie dẫn tới tăng xung động thần kinh tới cơ, giảm khả năng dãn cơ, làm cơ co liên tục dẫn tới chuột rút và cảm giác khó chịu. Vì vậy dấu hiệu chuột rút cũng cho thấy nồng độ Magie và Kali trong cơ thể bạn có thể có bất thường.

Ăn kiêng

Thiếu hụt điện giải là một trong những nguy hiểm rình rập khi bạn đang thực hiện kế hoạch giảm cân của mình. Khi ăn kiêng, lượng Kali và Magie đi vào trong cơ thể bị giảm đáng kể do giảm lượng thức ăn. Một nghiên cứu cho thấy thận của bạn còn tăng bài tiết Magie qua nước tiểu để cân bằng các điện giải trong cơ thể. Vì vậy bạn nên chú ý đến việc bổ sung điện giải trong khẩu phần ăn kiêng bằng cách sử dụng các loại thực phẩm giàu Kali hoặc dùng thuốc, thực phẩm chức năng.

Bổ sung Kali và Magie như thế nào cho đúng cách? - 4

Từ những điều trên bạn có thể thấy Kali, Magie là các ion quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Trong một số tình huống đặc biệt, khi cơ thể cần một lượng điện giải lớn, lượng thức ăn cung cấp hằng ngày là không đủ, vì vậy bạn cần phải sử dụng thuốc để bổ sung. Tuy nhiên trên thị trường ngày nay có rất nhiều loại thuốc và thực phẩm chức năng có chứa Kali và Magie. Vậy đâu là loại Kali và Magie tốt nhất cho cơ thể?

Kali và Magie không đứng riêng lẻ mà nó thường tồn tại dưới dạng muối. Hai dạng cơ bản là muối vô cơ (như Cloride, Sulfate…) và các loại muối hữu cơ (như aspatarte, citrate, glutamate…). Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy ưu thế vượt trội của việc bổ sung muối Kali và Magie hữu cơ. Thứ nhất, muối hữu cơ làm tăng khả năng hấp thu so với muối vô cơ. Thứ 2, muối hữu cơ có mùi vị dễ chịu hơn so với muối vô cơ, trong khi muối vô cơ khi sử dụng càng nhiều thì sẽ càng làm tăng vị đắng, các muối hữu cơ lại không có tác dụng phụ này, giúp cho bạn dễ uống và dễ sử dụng hơn.

Với những chia sẻ trên hi vọng bạn sẽ biết được khi nào cần phải tăng cường bổ sung Kali và Magie để nhanh chóng phục hồi thể trạng và sản phẩm bổ sung nào là phù hợp nhất với bạn.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN