Việt Nam có lợi thế khi đón "sóng" các công ty chuyển ra khỏi Trung Quốc

ASEAN và đặc biệt là Việt Nam sẽ trở thành người chiến thắng sau đại dịch khi doanh nghiệp nước ngoài với vốn đầu tư lớn đang chuyển ra khỏi ra Trung Quốc nhanh hơn bao giờ hết, tờ Asiatimes dẫn lời nhiều chuyên gia phân tích cho hay.

Không mất nhiều thời gian để Ủy ban Đầu tư Thái Lan (BOI) nhận ra cơ hội thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) trong cuộc khủng hoảng Covid-19. Thái Lan đã nhanh chóng công bố các ưu đãi mới về thuế để kích thích dòng vốn từ Trung Quốc đổ về nước này, đặc biệt là đầu tư vào lĩnh vực y tế.

“Chúng tôi tin rằng dịch bệnh sẽ tạo ra cơ hội giúp Thái Lan trở thành một trong những trung tâm sản xuất thiết bị y tế tốt nhất khu vực, thậm chí là toàn cầu. Tình hình dịch bệnh tại Thái Lan là minh chứng cho điều đó. Chúng tôi không chỉ xử lý tốt dịch bệnh mà còn nỗ lực cung ứng thiết bị y tế cho các nước”, Duangjai Asawachintachit - một quan chức cấp cao của BOI, cho biết.

Thái Lan là một trong những nước đầu tiên bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc phát hiện trường hợp nhiễm Covid-19. Đến ngày 22.3, Thái Lan bất ngờ phát hiện ổ dịch với 188 ca nhiễm mới chỉ sau 24 giờ. Hàng loạt các biện pháp dập dịch như lệnh giới nghiêm, hạn chế ra khỏi nhà, cấm uống rượu đã được chính phủ Thái Lan ban hành và phát huy hiệu quả.

Công nhân đang sản xuất khẩu trang tại Thái Lan (ảnh: Asiatimes)

Công nhân đang sản xuất khẩu trang tại Thái Lan (ảnh: Asiatimes)

Đến ngày 12.5, Thái Lan ghi nhận tổng cộng 3.017 ca nhiễm Covid-19 với 56 trường hợp tử vong. Tình hình dịch bệnh tại xứ sở chùa vàng về cơ bản đã được kiểm soát với số ca nhiễm mới hàng ngày duy trì ở mức một con số.

Cùng với những nỗ lực đến từ phía chính phủ, không thể phủ nhận hệ thống y tế mạnh mẽ của Thái Lan đã có đóng góp quan trọng trong việc phòng chống dịch bệnh.

Việt Nam còn thực hiện chống dịch tốt hơn nữa, đến ngày 12.5, Việt Nam mới chỉ ghi nhận 288 ca nhiễm Covid-19, không có trường hợp tử vong và 241 người đã hồi phục. Việt Nam đã chứng minh sự hiệu quả trong chống dịch bằng cách áp dụng đồng bộ các biện pháp từ chăm sóc sức khỏe y tế đến cách ly xã hội, đóng cửa biên giới, theo dõi và truy vết nguồn lây.

Hầu hết các quốc gia tại Đông Nam Á đến nay đều đã tránh được sự bùng phát nghiêm trọng của dịch Covid-19 như tại Mỹ hay châu Âu, mặc dù khoảng cách địa lý gần với Trung Quốc.

Trong bối cảnh nhiều nước Đông Nam Á đang dần dỡ bỏ những biện pháp hạn chế tiếp xúc xã hội và tập trung vào khôi phục sản xuất, các nhà phân tích kinh tế đánh giá rất cao khả năng tận dụng hiệu quả trong chống dịch để thu hút dòng vốn đầu tư đang chuyển khỏi Trung Quốc của khu vực này.

Việt Nam nổi lên là quốc gia chống dịch hiệu quả hàng đầu Đông Nam Á (ảnh: Reuters)

Việt Nam nổi lên là quốc gia chống dịch hiệu quả hàng đầu Đông Nam Á (ảnh: Reuters)

Michael Kokalari – chuyên gia kinh tế của quỹ đầu tư VinaCapital, cho rằng, những thành quả đạt được trong cuộc chiến với Covid-19 sẽ là điểm mấu chốt giúp Đông Nam Á và đặc biệt là Việt Nam thu hút được FDI “chảy” khỏi Trung Quốc trong thời gian sắp tới.

“Nếu chính phủ các nước Đông Nam Á chưa nghĩ đến việc thu hút nhiều hơn vốn FDI sau dịch Covid-19 thì họ cần làm nhanh và mạnh mẽ hơn. Cuộc chiến giành vốn đầu tư sau đại dịch trên toàn cầu sẽ trở nên gay gắt và khó khăn hơn nhiều”, theo Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).          

Các chuyên gia phân tích cho rằng, kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, xu hướng toàn cầu hóa đã suy yếu và tác động tiêu cực đến cả thương mại, đầu tư.

Thêm vào đó, lo ngại về ô nhiễm môi trường cùng với thương chiến Trung – Mỹ đã tác động tiêu cực đến tâm lý của các nhà đầu tư. Cạnh tranh thu hút dòng vốn trong thời điểm này là không hề dễ dàng và những quốc gia đã kiểm soát được dịch bệnh cần phát huy tối đa lợi thế của mình để tạo thiện cảm về sự an toàn cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Trong quá khứ, ASEAN từng là ngoại lệ đối với xu hướng chuyển vốn đầu tư về thị trường nội địa của các doanh nghiệp nước ngoài.

Năm 2018, khi dòng vốn FDI trên toàn thế giới giảm hơn 1%, vốn đầu tư vào ASEAN tăng 11,5%. Trong nửa đầu 2019, vốn FDI toàn cầu giảm 5%, vốn đầu tư vào khu vực Đông Nam lại tăng vọt lên 20%, theo số liệu của UNCTAD.

Các chuyên gia nhận định, các nước Đông Nam Á cần tận dụng tốt cơ hội thu hút vốn đầu tư chuyển khỏi Trung Quốc (ảnh: Reuters)

Các chuyên gia nhận định, các nước Đông Nam Á cần tận dụng tốt cơ hội thu hút vốn đầu tư chuyển khỏi Trung Quốc (ảnh: Reuters)

Hiệu suất FDI tăng bất thường của ASEAN thời điểm đó chủ yếu là do dòng vốn từ các công ty đa quốc gia rút khỏi Trung Quốc và tìm kiếm khu vực thay thế. Trong cuộc khủng hoảng Covid-19, các chuyên gia dự báo xu thế này sẽ còn diễn ra mạnh mẽ hơn, sau khi nhiều nước đã nhận ra tác động tiêu cực từ việc quá phụ thuộc vào một thị trường là Trung Quốc.

Việt Nam – quốc gia với lượng lao động dồi dào, giàu tiềm năng, đặc biệt là gần với Trung Quốc, đã hưởng lợi từ thương chiến Mỹ - Trung và giờ sẽ chiếm tục chiếm ưu thế trong việc thu hút vốn đầu tư sau khi đã kiểm soát tốt dịch bệnh, theo các chuyên gia.

“Khi thương chiến Mỹ - Trung bùng nổ, chúng tôi là những người đầu tiên dự báo rằng điều đó sẽ có tác động tích cực tới Việt Nam. Dịch bệnh lần này sẽ tiếp tục là một bước phát triển mới đối với xu thế chuyển dịch các doanh nghiệp ra khỏi Trung Quốc tới quốc gia Đông Nam Á này”, ông Kokalari nhận định.

“Xu thế chuyển hướng đầu tư từ Trung Quốc sang ASEAN đã xuất hiện trong một số năm trở lại đây và sẽ trở nên mạnh hơn sau cú sốc Covid-19. Dịch bệnh chắc chắn đã tác động tiêu cực đến ASEAN, tuy nhiên, nếu tận dụng tốt cơ hội này, họ vẫn có thể phục hồi kinh tế và phát triển mạnh mẽ hơn”, Bol Coijid, chuyên gia kinh tế đến từ UNCTAD nhận xét.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Quốc gia không phát hiện bất kỳ ca nhiễm Covid-19 nào, dân ”rỉ tai” nhau là do cây dừa

Nằm tại khu vực trung tâm Thái Bình Dương, đây là một trong số 13 quốc gia còn lại trên thế giới chưa thông báo bất kỳ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Asiatimes ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN