Vì sao vũ khí Hàn Quốc trở thành "hàng hot" trên thế giới?

Theo các chuyên gia, Hàn Quốc đã bàn giao vũ khí cho Malaysia, Ba Lan và đang hướng tới việc bán vũ khí cho một số khách hàng như UAE, Ả Rập Saudi, Úc, Ai Cập hay Ấn Độ trong năm nay.

Pháo tự hành K9 do Hàn Quốc sản xuất khai hỏa ở Ba Lan ngày 23/2 Ảnh: EPA-EFE

Pháo tự hành K9 do Hàn Quốc sản xuất khai hỏa ở Ba Lan ngày 23/2 Ảnh: EPA-EFE

SCMP ngày 1/3 đưa tin, hơn một năm kể từ khi nổ ra xung đột ở Ukraine, các nhà sản xuất vũ khí Hàn Quốc đã nhận "ngập tràn" các đơn đặt hàng trên toàn thế giới về các loại vũ khí như tên lửa, pháo tự hành, xe tăng, máy bay và hệ thống pháo phóng loạt. 

Theo Viện Kinh tế Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc (KIET), xuất khẩu quốc phòng của Hàn Quốc đã tăng 134% so với cùng kỳ năm ngoái, lên con số 17,3 tỷ USD. 

Dù bị lấn át bởi các cường quốc vũ khí như Mỹ hay Nga, Hàn Quốc vẫn vươn lên trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 8, chiếm 2,8% thị phần xuất khẩu vũ khí toàn cầu trong 5 năm (2017-2021). Năm năm trước đó, Hàn Quốc chỉ chiếm 1% thị phần xuất khẩu vũ khí toàn cầu, theo số liệu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Thụy Điển). 

"Những người mua vũ khí trên thế giới đang tìm tới Hàn Quốc", nhà phân tích công nghiệp quốc phòng của KIET, Jang Won-joon, nói. 

Trong một hợp đồng vũ khí béo bở mà Hàn Quốc có được năm nay, công ty Korea Aerospace Industries (KAI) - nhà sản xuất máy bay quân sự duy nhất của Hàn Quốc - đã ký một thỏa thuận trị giá 1,2 nghìn tỷ won (920 triệu USD) để xuất khẩu 18 chiến đấu cơ hạng nhẹ FA-50 cho Malaysia. Quốc gia Đông Nam Á đang xem xét mua thêm 18 chiếc FA-50 khác, theo KAI. 

Hợp đồng với Bộ Quốc phòng Malaysia đánh dấu chiến thắng của FA-50 trước các đối thủ như Tejas của Ấn Độ, MiG-35 của Nga hay JF-17 của Pakistan. Chiến thắng này tạo thêm động lực để Hàn Quốc mở rộng xuất khẩu vũ khí sang thị trường Đông Nam Á sau khi đã bàn giao máy bay quân sự, tàu chiến và phương tiện chiến đấu sang Indonesia, Philippines và Thái Lan. 

"Hàn Quốc là một trong những nhà sản xuất hiếm hoi có thể cung cấp vũ khí rẻ, chất lượng và trong thời gian ngắn cho người mua", nhà phân tích công nghiệp quốc phòng Jang nói. 

"Hàn Quốc liên tục phát triển, sản xuất và thử nghiệm vũ khí", ông Jang nói thêm.

Tháng 12/2022, Ba Lan đã nhận lô xe tăng và pháo đầu tiên từ Hàn Quốc, hoan nghênh việc Seoul thực hiện nhanh chóng thỏa thuận được ký vào mùa hè năm đó. 

Trong năm 2022, Ba Lan đã thực hiện các hợp đồng mua sắm vũ khí trị giá 12,4 tỷ USD với Hàn Quốc.

Warsaw dự kiến đặt hàng Seoul lô vũ khí trị giá hơn 30 tỷ USD trong năm nay, trong đó có xe tăng K2, pháo tự hành K9, pháo phản lực phóng loạt Chunmoo và đạn dược, chuyên gia Jang cho hay. 

Theo ông Jang, Hàn Quốc cũng mong muốn bán lô xe bọc thép chiến đấu trị giá hơn 5 tỷ USD cho Úc và một số vũ khí khác cho UAE, Ả Rập Saudi, Ai Cập và Ấn Độ trong năm nay. 

Nguồn: [Link nguồn]

Hàn Quốc tuyên bố sẽ tự trang bị vũ khí hạt nhân nếu căng thẳng với Bình Nhưỡng gia tăng

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cho biết Seoul sẽ tự xây dựng kho vũ khí hạt nhân nếu căng thẳng với Bình Nhưỡng tiếp tục gia tăng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tâm Hoa - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Hàn Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN