Vì sao gọi điện bị hạn chế ở Mỹ trong đại dịch khiến 50 triệu người tử vong trên thế giới?

Từng có những thời điểm người dân Mỹ bị yêu cầu hạn chế dùng điện thoại, ở trong thời điểm mà lẽ ra người ta cần liên lạc với nhau hơn.

Trong số rất nhiều sự thỏa hiệp và nhượng bộ mà mọi người phải thực hiện trong dịch Covid-19, chúng ta ít nhất vẫn còn có thể giữ liên lạc với người khác qua điện thoại. Dù chỉ là một niềm an ủi nhỏ trong bối cảnh thiếu hụt các hoạt động ngoài xã hội như hiện tại, nhưng sẽ là một mất mát lớn nếu một ngày việc nói chuyện điện thoại “biến mất”.

Người Mỹ trong đại dịch cúm năm 1918 (còn gọi là cúm Tây Ban Nha) thì lại không may mắn như vậy. Trong một bài báo cho được đăng tải trên tạp chí Fast Company, người viết tên Harry McCracken giải thích rằng rất nhiều cư dân không được phép sử dụng điện thoại, và hóa ra nguyên nhân chính nằm ở hệ thống vận hành tổng đài lạc hậu cũ kỹ.

Thời điểm đại dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát trên toàn thế giới khiến khoảng 500 triệu người nhiễm bệnh và 50 triệu người tử vong, chỉ có khoảng 1/3 số hộ gia đình Mỹ có điện thoại. Trước đại dịch, các công ty như Bell Phone từng quảng bá việc nói chuyện điện thoại như một cách giữ liên lạc với những người thân yêu, kể cả trong bối cảnh dịch bệnh như bạch hầu hoặc đậu mùa.

Từng có thời nhấc điện thoại gọi cũng là điều "cấm kỵ" tại Mỹ (Ảnh: Getty) 

Từng có thời nhấc điện thoại gọi cũng là điều "cấm kỵ" tại Mỹ (Ảnh: Getty) 

Nhưng thực tế thì sự lan tràn của dịch cúm Tây Ban Nha có vẻ là điều quá sức đối với các hệ thống điện thoại vận hành kiểu analog tại Mỹ, vốn phụ thuộc vào sức người - các tổng đài viên điều khiển bảng điện để kết nối cuộc gọi giữa 2 người. Giống như bao người khác, nhiều tổng đài viên cũng đổ bệnh, dẫn đến việc giảm số lượng nhân lực điều hành việc liên lạc. Số lượng cuộc gọi cũng vì thế mà bị hạn chế.

Khi nhận thấy số nhân viên điều khiển bảng điện của mình giảm đi quá nửa, Công ty Điện thoại thành phố New York bắt đầu gửi các tấm thẻ cho người dân, đề nghị họ tránh sử dụng điện thoại để nói chuyện, và chỉ được giới hạn liên lạc trong những trường hợp khẩn cấp hoặc các nhu cầu y tế.

“Không được gọi điện trừ những trường hợp thực sự cần thiết”, bản đề nghị cho hay, “Điều quan trọng nhất là các bác sĩ, cửa hàng thuốc và tất cả các cuộc gọi khẩn cấp phát sinh từ dịch bệnh phải được xử lý một cách hiệu quả và đó là mong muốn thiết tha của công ty chúng tôi khi thực hiện điều này. Hay nói cách khách – đừng nên gọi điện chỉ để hỏi mấy giờ rồi.”

Điều này khiến nhiều người hay gọi điện để hỏi giờ giấc trong ngày - một thói quen phổ biến tại Mỹ trong thời điểm đó – trở nên bất bình. Nhưng may mắn thay, nghề tổng viên vẫn có thể sống sót qua đại dịch năm 1918, và vẫn là một phần không thể thiếu trong ngành viễn thông tại Mỹ tới tận những năm 1980.

Hiện tại các tổng đài tự động đang ngày một giảm tải hoặc loại bỏ nhu cầu đối với các tổng đài viên, và không cần thiết phải nhờ một người trung gian mới có thể kết nối cuộc gọi giữa 2 người (tổng đài cuối cùng còn dùng bảng điện ở Mỹ, nằm tại bang Califronia, chính thức đóng cửa vào năm 1991). Cho nên, dù thời điểm hiện tại có thể không thoải mái với nhiều người, nhưng ít nhất người Mỹ vẫn có thể nhấc máy gọi cho một ai đó ở đầu dây bên bất cứ khi nào họ muốn.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Ông Trump nói về “ngày đáng sợ nhất” đời mình

Trong cuộc họp báo mới đây được tổ chức tại Vườn hồng Nhà Trắng (14.4), Tổng thống Mỹ - ông Donald Trump, đã chia sẻ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Anh - Mental Floss ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN