Trước khi chuyển sang Dương lịch, người Nhật Bản từng ăn tết Âm lịch ra sao?

Là quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc Á, có lịch sử phong kiến lâu đời và chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc, nhưng Nhật Bản lại là quốc gia đầu tiên bỏ Tết âm lịch để đón năm mới theo dương lịch. Ít người biết rằng, trước khi đón Tết dương lịch như ngày nay, người dân Nhật Bản đã ăn Tết âm lịch với nhiều nét truyền thống đặc sắc.

Người Nhật Bản quây quần bên gia đình mỗi dịp năm mới (ảnh: Nippon)

Người Nhật Bản quây quần bên gia đình mỗi dịp năm mới (ảnh: Nippon)

Tết hay lễ mừng năm mới là sự kiện quan trọng, phổ biến trên toàn thế giới. Ở Nhật Bản, Tết được gọi là Oshougatsu (Chính Nguyệt).

Tết âm lịch ở Nhật Bản bắt nguồn từ phong tục chào đón Toshigamisama – vị thần năm mới theo Thần Đạo. Thần Toshigamisama được cho là sẽ mang đến sức khỏe, may mắn và thịnh vượng cho gia đình nào chào đón ngài.

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, Nhật Bản đã đón Tết âm lịch từ đầu thế kỷ thứ 6, cùng thời điểm Phật giáo du nhập vào quốc gia này.

Vì chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Nhật Bản ban đầu mừng năm mới theo âm lịch, tính ngày tháng theo sự chuyển động của Mặt Trăng. Tuy nhiên, đến năm 1873, Nhật Bản đã chuyển sang sử dụng dương lịch và sau đó đón Tết theo lịch dương.

Mặc dù Nhật Bản nhìn chung vẫn giữ được nhiều nét truyền thống khi chuyển từ đón Tết âm lịch sang dương lịch, nhưng theo trang tin điện tử Nippon, người Nhật đón Tết âm lịch cầu kỳ và nhiều nghi thức hơn so với Tết dương lịch hiện nay.

Những món ăn bắt mắt với nhiều màu sắc của người Nhật trong dịp Tết (ảnh: Nippon)

Những món ăn bắt mắt với nhiều màu sắc của người Nhật trong dịp Tết (ảnh: Nippon)

Đêm giao thừa và ngày đầu tiên của năm mới được người Nhật xem là thời điểm quan trọng nhất. Tuy nhiên, Tết âm lịch quy định cả tháng 1 của năm mới đều là sự kiện đặc biệt. Vì vậy, người Nhật chuẩn bị cho Tết âm lịch rất kỹ càng.

Dọn dẹp nhà cửa trong Tết âm lịch Nhật Bản từng được nâng tầm lên một nghi lễ bắt buộc phải làm một cách cẩn thận. Nếu người phương Tây coi việc dọn dẹp chỉ đơn giản là khiến căn nhà của mình trở nên sáng sủa, đẹp hơn thì trong Tết âm lịch ở Nhật Bản, dọn dẹp là cách thức để mời các vị thần vào nhà trong năm mới.

Nghi lễ dọn nhà của Nhật Bản còn được gọi là Oosouji và thực sự được coi trọng. Không chỉ dọn sạch bụi bẩn, người Nhật cho rằng Oosouji còn giúp tiêu diệt tà ma, ác quỷ. Vì vậy, người Nhật dọn nhà để đón năm mới một cách rất tỉ mỉ, cẩn trọng.

Ở Nhật Bản, vào những ngày cuối tháng 12, người ta thường tổ chức tiệc cuối năm - Bounenkai (Việt Nam gọi là Tất niên). Sau khi đã dọn dẹp, trang trí nhà cửa để làm vừa lòng thần Toshigamisama, người Nhật sẽ tụ tập và cùng ăn uống, vui chơi trong một đêm để trút bỏ lo lắng, bận tâm của năm cũ, đón chờ năm mới tốt đẹp hơn.

Mì soba là món ăn ưa thích của người Nhật Bản trong Tết âm lịch. Món mì làm từ bột kiều mạch này biểu tượng cho việc xóa bỏ tiêu cực còn sót lại của năm cũ.

Ăn mì soba vào năm mới ở Nhật Bản được cho là bắt đầu từ thời Edo (khoảng những năm 1440). Khi chuyển sang đón Tết dương lịch, nhiều gia đình Nhật đã thay thế soba bằng các món ăn mới lạ mắt, lạ miệng hơn.

Kadomatsu và Shimekazari là các vật trang trí được làm thủ công mà người Nhật cho là không thể thiếu trong Tết âm lịch.

Kadomatsu và Shimekazari – hai vật trang trí không thể thiếu trong Tết âm lịch Nhật Bản (ảnh: Nippon)

Kadomatsu và Shimekazari – hai vật trang trí không thể thiếu trong Tết âm lịch Nhật Bản (ảnh: Nippon)

Kadomatsu – vật trang trí bằng tre – thường được đặt ngoài cổng, cửa nhà để nghênh đón thần Toshigamisama. Ba ống tre xanh mướt được vát nhọn, biểu tượng cho sự trường thọ và sức sống, cắm trong chiếc giỏ với nhiều lá thông là thứ không thể thiếu trong Tết âm lịch Nhật Bản.

Shimekazari – vật trang trí bằng dây thừng – cũng là thứ phải có trong Tết âm lịch để chào đón các vị thần và xua đuổi tà ma. Shimekazari được làm từ một sợi dây thừng, bện bằng thứ rơm linh thiêng. Shimekazari thường được treo ngoài cửa nhà để báo hiệu cho ma quỷ biết ngôi nhà này được thần linh bảo vệ.

Ngày nay, khi người Nhật chuyển sang đón Tết dương lịch và sống trong các căn hộ chung cư hiện đại, Kadomatsu và Shimekazari ít được ưa chuộng và thường chỉ xuất hiện trong các đền chùa.

Không có lễ mừng năm mới nào là trọn vẹn nếu thiếu những lời chúc tụng và dự định cho tương lai. Daruma – búp bê tròn – là vật rất phổ biến ở Nhật Bản trong Tết âm lịch.

Daruma có khuôn mặt khá dữ tợn, không có tay chân và thường được tô màu đỏ. Búp bê này được lấy ý tưởng từ Bồ Đề Đạt Ma – người sáng lập ra Thiền tông trong đạo Phật.

Theo truyền thuyết, Bồ Đề Đạt Ma đã ngồi thiền lâu đến nỗi tay chân ngài bị teo đi và biến mất.

Vào dịp Tết âm lịch, người Nhật Bản thường tặng cho nhau những con búp bê Daruma chưa được tô mắt. Người được tặng sẽ tô một bên mắt cho búp bê, thể hiện ý chí và sự tập trung hoàn thành mục tiêu. Nếu mục tiêu đã đạt được, chủ nhân sẽ tô nốt bên mắt cho còn lại cho Daruma.

Búp bê Daruma của Nhật Bản (ảnh: Nippon)

Búp bê Daruma của Nhật Bản (ảnh: Nippon)

Từ khi chuyển sang đón Tết theo dương lịch, người Nhật ít tặng nhau búp bê Daruma. Daruma hiện tại thường chỉ được coi như một vật trang trí, biểu tượng của sự may mắn trong năm mới.

Ngoài một vài điểm khác biệt, Tết dương lịch ở Nhật Bản được cho là vẫn lưu giữ được nhiều nét truyền thống của Tết âm lịch.

Trên mâm cơm ngày Tết, người Nhật vẫn chuẩn bị các món ăn không thể thiếu như hạt dẻ, tôm, đậu đen, củ sen, bánh gạo…

Ở Nhật Bản, người lớn vẫn tặng tiền lì xì cho trẻ con vào Tết dương lịch. Rung 108 tiếng chuông vào đêm giao thừa, đi thăm đền chùa trong 3 ngày đầu tiên của năm mới là các nghi thức không thể thiếu đối với người Nhật cho dù cho có đón Tết theo lịch âm hay lịch dương.

____________

Nhật Bản là một trong số ít quốc gia Á Đông đón Tết theo Dương lịch. Tuy nhiên, vì sao Nhật Bản lại quyết định đổi việc đón Tết từ Âm lịch sang Dương lịch là điều ít ai biết tới. Để giải thích sự kiện độc đáo này, mời quý độc giả đón đọc trong bài kỳ sau. Xuất bản vào 10h ngày 11.2 trên mục Thế giới. 

Nguồn: [Link nguồn]

”Thần linh mách bảo” nhặt được viên ngọc quý giá gần 8 tỷ đồng, chưa thấy tiền đã gặp họa

Ngư dân nghèo khó ở Thái Lan nhặt được viên ngọc melo siêu quý hiếm trị giá ít nhất 250.000 bảng Anh (gần 8 tỷ đồng....

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – Unseen Japan, Nippon ([Tên nguồn])
Tin tức Nhật Bản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN