Trung Quốc phát minh “thiên lý nhãn” với 8 chùm laser
Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã trình làng thiết bị có thể chụp ảnh dòng chữ nhỏ xíu từ khoảng cách 1,36 km.
Phối hợp với một số chuyên gia từ Mỹ và Thụy Điển, nhóm tác giả từ nhiều cơ sở nghiên cứu tại Trung Quốc, dẫn đầu bởi Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã giới thiệu công nghệ tổng hợp khẩu độ quang học giới hạn nhiễu xạ đường cơ sở dài bằng phép giao thoa.
Thiết bị quan sát đột phá được tạo ra bởi nhóm tác giả dẫn đầu bởi Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc - Ảnh: Physical Review Letters
Nói nôm na, phát minh này là một kiểu "thiên lý nhãn" sử dụng một thiết bị phát ra 8 chùm tia laser hồng ngoại hướng đến một điểm cụ thể ở khoảng cách xa.
Sau đó, hai kính thiên văn được sử dụng để ghi lại cường độ phản xạ ánh sáng.
Theo Science Alert, thông qua việc hiệu chuẩn cẩn thận 8 chùm tia laser chiếu sáng mục tiêu, hình ảnh có thể được tái tạo bằng cách so sánh các biến thể giữa các phép đo từ hai kính thiên văn.
Thông qua các thí nghiệm ngoài trời, nhóm tác giả đã chụp ảnh thành công các mục tiêu nhỏ xíu - những chữ cái khoảng 3 mm - nằm cách xa 1,36 km.
Hình ảnh này đạt được độ phân giải tăng khoảng 14 lần so với giới hạn nhiễu xạ của một kính thiên văn đơn lẻ, theo bài công bố trên tạp chí khoa học Physical Review Letters.
Mô hình mô tả cách vận hành của thiết bị quan sát đột phá và các hình ảnh thực tế được đặt cạnh hình ảnh ghi nhận được (bên phải) - Ảnh: Physical Review Letters
Những chiếc máy ảnh tầm xa được tạo nên bằng công nghệ này có thể được áp dụng trên nhiễu lĩnh vực từ kính viễn vọng không gian đến cảm biến từ xa.
Cách mà các photon ánh sáng tập hợp lại với nhau để tạo nên hình ảnh mà các nhà khoa học chụp được thông qua công nghệ này thực chất là một hiệu ứng lượng tử mà vật lý thông thường không thể dự đoán được.
Đó cũng là một trong những phần quan trọng tạo nên độ phân giải cao ở đây.
Các nhà nghiên cứu đang tìm cách cải tiến hơn nữa về cách điều khiển đèn laser hồng ngoại. Ngoài ra còn có thể thêm các thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) vào hệ thống để diễn giải văn bản và hình dạng cụ thể chính xác hơn.
Nghiên cứu tên lửa PL-15E sẽ giúp Ấn Độ tìm ra điểm yếu của vũ khí này, từ đó đề ra biện pháp hạn chế sức mạnh của đối phương.
Nguồn: [Link nguồn]
-26/05/2025 10:13 AM (GMT+7)