Trung Quốc đổ tiền kiểm soát cả hòn đảo ở Thái Bình Dương

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Đảo Tulagi từng là “trụ sở” ở Nam Thái Bình Dương của Anh, sau đó là Nhật Bản, và trong Thế chiến II, bến cảng nước sâu tự nhiên ở đây biến nó thành một viên ngọc quân sự.

Cư dân đảo Tulagi. Ảnh: THE NEW YORK TIMES

Cư dân đảo Tulagi. Ảnh: THE NEW YORK TIMES

Bây giờ, Trung Quốc đang có kế hoạch dùng tiền để kiểm soát toàn bộ hòn đảo này. 

Tờ The New York Times ngày 16-10 đưa tin theo một thỏa thuận bí mật được ký hồi tháng trước với chính quyền một địa phương ở quần đảo Solomon, China Sam - một công ty nhà nước có trụ sở tại Bắc Kinh - đã được phép phát triển độc quyền cho toàn bộ đảo Tulagi và các khu vực xung quanh. Thỏa thuận cho Trung Quốc thuê đảo trong 75 năm đã gây sốc cho cư dân Tulagi, đồng thời khiến giới chức Mỹ lo ngại. Washington xem các chuỗi đảo ở Nam Thái Bình Dương đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiềm chế Trung Quốc và bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng.

Theo The New York Times, đây là ví dụ mới nhất về việc Trung Quốc sử dụng lời hứa thịnh vượng để theo đuổi tham vọng toàn cầu, thường bằng cách chuyển tiền cho chính quyền và đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng địa phương. Dù vậy, một số nhà phân tích gọi đây là bẫy nợ cho các quốc gia đang phát triển. 

So với các thỏa thuận phát triển trước đây của Trung Quốc tại các quốc gia lân cận - bao gồm cả một cầu cảng ở Vanuatu, có điều khoản không được công bố trong nhiều năm - thỏa thuận liên quan đến đảo Tulagi rất đáng chú ý về quy mô.

Được ký vào ngày 22-9, thỏa thuận này bao gồm các điều khoản xây dựng một cơ sở thủy sản, một trung tâm hoạt động và xây dựng hoặc cải tạo sân bay. Mặc dù không có trữ lượng dầu khí, thỏa thuận cũng lưu ý rằng China Sam quan tâm đến việc xây dựng một kho cảng dầu khí. 

Tuy nhiên, Thống đốc Stanley Maniteva – người đã ký thỏa thuận - lưu ý rằng luật pháp và quyền sở hữu đất đai sẽ được tôn trọng. Trong tuần này, ông nói với các phóng viên địa phương rằng thỏa thuận vẫn chưa được hoàn tất. Dù vậy, cư dân Tulagi vẫn xem đó là một thỏa thuận thực sự và bày tỏ sự phẫn nộ. 

Chuyên gia về Trung Quốc thuộc Đại học Canterbury ở New Zealand - bà Anne-Marie Brady nhận định: "Trung Quốc đang mở rộng hiện diện quân sự ở Nam Thái Bình Dương và tìm kiếm các cảng, sân bay thân thiện - tương tự những gì các cường quốc đã làm trước đó". 

Tham vọng của Trung Quốc ở Nam Thái Bình Dương gây ra không it tác động về quân sự, kinh tế và chính trị. 

Khu vực này rất giàu tài nguyên thiên nhiên và các khoản đầu tư của Trung Quốc khiến Mỹ và Úc không khỏi lo ngại. Washington và Canberra cho rằng các dự án đầu tư có thể giúp Bắc Kinh thiết lập chỗ đứng về quân sự và ngoại giao tại đó. 

Sáng kiến Vành đai Con đường của TQ đang ”hủy hoại thế giới” như thế nào?

Đa số các dự án trong Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc ở nước ngoài sử dụng năng lượng hiệu quả thấp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo H.Bình - The New York Times ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN