Sáng kiến Vành đai Con đường của TQ đang "hủy hoại thế giới" như thế nào?

Đa số các dự án trong Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc ở nước ngoài sử dụng năng lượng hiệu quả thấp như than đá, tạo ra lượng khí thải khổng lồ, từ đó phá hủy môi trường.

Tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được coi là "đặc sản" ở Trung Quốc.

Tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được coi là "đặc sản" ở Trung Quốc.

Đây là những nhận định của Sagatom Saha, nhà nghiên cứu về năng lượng và chính sách đối ngoại Mỹ ở Hội đồng Quan hệ Quốc tế, có trụ sở tại New York, Mỹ, đăng tải trên tạp chí National Interest.

Theo Saha, Trung Quốc luôn nói rằng Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI) là dự án xanh, phát triển bền vững và tạo ra lượng khí thải thấp. Năm 2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng nhắc đến điều này và lặp lại một lần nữa vào tháng 4 năm nay.

Nhưng Saha nhận thấy Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu than lớn nhất thế giới, với sản lượng xuất khẩu gần gấp đôi quốc gia đứng sau. Các công ty Trung Quốc hiện xây tới 140 nhà máy sử dụng than đá trên khắp thế giới, bao gồm cả ở những nước trước đây dùng rất ít than đá như Pakistan hay Ai Cập.

Với tốc độ phát triển hiện tại, các nhà máy than đá ở Trung Quốc sẽ khiến mức khí thải toàn cầu không còn có thể giữ ở mức an toàn. Nếu trình trạng này tiếp diễn thì ô nhiễm toàn cầu là điều khó tránh khỏi, theo Saha.

Sự thật về Sáng kiến Vành đai Con đường

Phần lớn những gì Bắc Kinh chào mời khi đề nghị hỗ trợ phát triển các dự án điện chỉ làm môi trường ô nhiễm thêm, theo NI. Gần 40% các khoản vay của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) là dành cho than.

Kết quả là chính sách phát điện bằng cách đốt than của Trung Quốc đang nổi lên ở khắp nơi trên thế giới. Lượng điện Trung Quốc tạo ra từ than đá trong năm 2018 thậm chí còn đủ để cấp năng lượng cho Na Uy hoặc Ba Lan.

Kết quả của chính sách này là sự phát thải lớn gấp nhiều lần. Nhìn chung, các dự án được ngân hàng CDB Trung Quốc hỗ trợ đốt một lượng than đá nhiều hơn là sử dụng năng lượng sạch.

Theo Saha, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ, các nhà cung cấp điện bằng cách đốt than của Trung Quốc không thể thành công trên toàn cầu như vậy và khí thải toàn cầu sẽ giảm xuống.

CDB hiện đã đầu tư dự án sản xuất điện ở 38 quốc gia, gần một nửa trong số đó là bằng cách đốt nhiên liệu hóa thạch. Điều này khiến khí thải ở một phần ba quốc gia có dự án của Trung Quốc tăng vọt.

Tình hình còn tồi tệ hơn ở những nước Trung Quốc tập trung đầu tư nhiều nhất. Ở Pakistan, nơi trở thành cửa ngõ trong Sáng kiến Vành đai Con đường, Trung Quốc đã đầu tư vào các nhà máy tiêu thụ than đá, lớn đến mức tạo ra khí thải gấp đôi ở Paksistan so với năm 2012.

Nói cách khác, các khoản đầu tư của Trung Quốc vào một quốc gia càng lớn thì càng khó khăn hơn với quốc gia đó trong việc giảm lượng khí thải nhà kính, theo Saha.

Trung Quốc hiện là nước xuất khẩu than lớn nhất thế giới.

Trung Quốc hiện là nước xuất khẩu than lớn nhất thế giới.

Với các dự án không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, như thủy điện, điện mặt trời hay điện từ gió, các dự án này cũng đe dọa môi trường ở nhiều mức độ khác nhau. Các dự án thủy điện của Trung Quốc đã và đang làm tổn hại đến cuộc sống của hàng triệu nông dân và ngư dân trên thế giới, theo Saha.

Thách thức của Mỹ

Theo chuyên gia Saha, Mỹ cần làm rõ những tuyên bố của Trung Quốc về năng lượng sạch và bảo vệ môi trường. Sáng kiến Vành đai Con đường đang tạo nên thách thức mới trong quan hệ Mỹ-Trung, vì nó đem đến cho Trung Quốc lợi ích kinh tế chiến lược.

Ở Đông Nam Á, các dự án cung cấp điện của Trung Quốc nổi lên ở khắp nơi, rõ ràng gây ảnh hưởng đến toan tính chiến lược của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương.

Ở bên kia của châu Á, các dự án tiêu thụ than đá của Trung Quốc siết chặt quan hệ Trung Quốc-Pakistan, nhưng cũng tạo ra khí thải nhiều hơn.

Saha cho rằng, Bộ Ngoại giao Mỹ nên làm rõ những vấn đề tổn hại đến môi trường này, so với các dự án năng lượng mà Mỹ đề xuất trong Sáng kiến châu Á-Thái Bình Dương.

Chiến lược của Mỹ cho đến nay vẫn luôn là mở rộng thị trường năng lượng trong khi giảm tối đa tổn hại đến môi trường. Từ đó, Mỹ sẽ phần nào ngăn chặn được bước tiến của Trung Quốc thông qua BRI.

Bên cạnh đó, Saha cho rằng Mỹ nên phối hợp với các đồng minh trong khu vực như Úc, Ấn Độ, Nhật Bản để đặt ra quy chuẩn  về hạ tầng mới, tránh việc để cho các dự án chất lượng thấp của Trung Quốc xuất hiện tràn lan.

Về phần Trung Quốc, nước này có ngành than phát triển mạnh nên phải tích cực đẩy mạnh xuất khẩu than để thu về lợi nhuận khổng lồ.

Có thể nói, các “dự án xanh” mà Trung Quốc nhắc đến trong Sáng kiến Vành đai Con đường đã tạo nên vấn đề nhức nhối đối với môi trường. Nếu Mỹ không thách thức Trung Quốc trong vấn đề này thì Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục thu lời với chi phí rẻ mạt và gây tác động xấu đến môi trường, nếu không muốn nói là đang hủy hoại thế giới, theo Saha.

Quốc gia nếm “trái đắng” vì đập thủy điện 1,7 tỷ USD Trung Quốc xây

Một con đập khổng lồ được kỳ vọng sẽ giúp Ecuador thoát khỏi sự nghèo đói, nhưng nó lại tạo thành một bê bối quốc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - NI ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN