Trung Quốc chế tạo động cơ siêu thanh từ thiết kế bỏ đi của NASA

Một nhóm nghiên cứu ở Trung Quốc chế tạo và thử nghiệm động cơ siêu thanh dựa trên mẫu thiết kế của nhà khoa học NASA bị chính quyền Mỹ bác bỏ cách đây 20 năm.

Một nhóm nghiên cứu ở Trung Quốc đã chế tạo và thử nghiệm động cơ bay siêu âm dựa trên nguyên mẫu thiết kế của một nhà khoa học Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cách đây hai thập niên, tờ South China Morning Post đưa tin hôm 9-12. 

Vào cuối những năm 1990, ông Ming Han Tang lúc này là kỹ sư trưởng chương trình siêu thanh của NASA đã thiết kế ra một máy bay siêu thanh do hai động cơ riêng biệt ở hai bên điều khiển, khác với phần lớn máy bay siêu thanh khi chỉ có một động cơ ở thân.

Thiết kế của ông Tang cho phép các động cơ ở máy bay hoạt động từ tốc độ thấp hơn động cơ phản lực tuabin bình thường nhưng có thể chuyển sang tốc độ cao mà không cần các bước chuyển khi máy bay tăng tốc lên gấp 5 lần tốc độ âm thanh.

Đây là thiết kế rất phức tạp và câu hỏi quan trọng là liệu động cơ có thể bốc cháy khi máy bay chuyển sang tốc độ siêu âm hay không thì vẫn chưa được chứng minh rõ ràng. Chương trình Boeing Manta X-47C để thử nghiệm máy bay do ông Tang thiết kế đã bị chính phủ Mỹ ngừng thực hiện do những khó khăn về kỹ thuật và chi phí. 

Gần đây, Giáo sư Tan Huijun và các đồng nghiệp của ông ở Đại học Hàng không và Du hành vũ trụ Nam Kinh tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) đã chế tạo một chiếc máy bay mẫu dựa trên bản thiết kế của ông Tang được giải mật vào năm 2011.

Nguyên mẫu dựa trên bản thiết kế của cựu kỹ sư NASA đã được thử nghiệm tại một đường hầm gió ở Nam Kinh, Giang Tô. Ảnh: NUAA

Nguyên mẫu dựa trên bản thiết kế của cựu kỹ sư NASA đã được thử nghiệm tại một đường hầm gió ở Nam Kinh, Giang Tô. Ảnh: NUAA

Chính phủ Mỹ đã bỏ đi ý tưởng này của ông Tang nhưng thiết kế của ông ngày càng thu hút sự chú ý ở Trung Quốc. Theo giáo sư Tan, lý do nó gây “sốt” ở Trung Quốc là nết hiểu cơ chế hoạt động của máy bay này thì có thể có được những bước quan trọng để phát triển động cơ và máy bay siêu thanh.

Ông Tan đã thử nghiệm nguyên mẫu trong một đường hầm gió có thể mô phỏng điều kiện bay từ tốc độ Mach 4 (khoảng 1361 m/s) đến Mach 8 (2722 m/s) trong vài giây. Nhóm nghiên cứu nhận thấy động cơ có thể khởi động trong một số điều kiện bay khó khăn, giống như kỹ sư NASA Ming Han Tang từng dự đoán.

Theo ông Tan và các đồng nghiệp, thiết kế của của kỹ sư NASA không hoàn hảo. Kết quả thử nghiệm và mô phỏng trên máy tính cho thấy nhiễu động mạnh có thể xảy ra xung quanh một số góc trong cửa hút gió, ảnh hưởng đến độ ổn định của chuyến bay.

Nhóm của ông Tan cho biết mặc dù bố trí động cơ kép có một số ưu điểm đã được chứng minh qua thử nghiệm nhưng vẫn có nhiều điểm khúc mắc cần được giải quyết.

Ông Ming Han Tang từng là kỹ sư hàng không vũ trụ tại Trung tâm Nghiên cứu Chuyến bay Dryden của NASA ở California vào những năm 1960 và kinh qua các vị trí lãnh đạo trong các chương trình tuyệt mật của hãng Lockheed Martin phát triển các máy bay do thám tốc độ cao, bao gồm U-2 và SR-71.

Từ cuối những năm 1980, ông Tang đứng đầu các chương trình nghiên cứu máy bay siêu thanh tại NASA. Ông rời NASA vào năm 1999 trong bối cảnh ở Mỹ dấy lên sự nghi ngại với những nhà khoa học gốc Hoa do lúc này ở Trung Quốc cũng bắt đầu các chương trình vũ khí siêu thanh.

Nguồn: [Link nguồn]

Giữa Mỹ - Trung Quốc, nước nào có tầm ảnh hưởng lớn hơn tại Châu Á?

Hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc đang ganh đua so kè tầm ảnh hưởng tại khu vực Châu Á.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo ĐỨC HIỀN ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN