Trung Quốc - Ấn Độ đạt thỏa thuận quan trọng về vấn đề biên giới

Ngày 10.6, sau nhiều vòng đàm phán trực tiếp, Trung Quốc cho biết đã đạt được thỏa thuận quan trọng với Ấn Độ về vấn đề tranh chấp biên giới hiện nay.

Trung Quốc và Ấn Độ đã đạt được sự đồng thuận để giải quyết tranh chấp biên giới, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát biểu (ảnh: SCMP)

Trung Quốc và Ấn Độ đã đạt được sự đồng thuận để giải quyết tranh chấp biên giới, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát biểu (ảnh: SCMP)

Hoa Xuân Oánh – phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc – cho biết, nước này đã đạt được thỏa thuận với Ấn Độ nhằm giữ hòa bình, an ninh khu vực biên giới và dãy Himalaya.

“Cả Ấn Độ và Trung Quốc đã nhất trí cùng thực hiện các hành động để giảm bớt tình trạng căng thẳng biên giới hiện tại”, bà Hoa Xuân Oánh phát biểu.

Sau cuộc họp trực tuyến được tổ chức vào thứ Sáu tuần trước, tướng lĩnh cao cấp của Trung Quốc, Ấn Độ đã gặp mặt trực tiếp hôm 6.6 và bắt đầu các cuộc đàm phán tại Chushul - một địa điểm thuộc Đường kiểm soát biên giới thực thế (LAC)

Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho hay, những cuộc đàm phán với Trung Quốc được diễn ra trong bầu không khí thân mật và tích cực.

Theo bà Hoa Xuân Oánh, hai nước đã đồng ý cam kết không để những bất đồng phát triển thành tranh chấp. Bà Hoa gọi tình hình biên giới Trung - Ấn hiện tại là “đã ổn định và trong tầm kiểm soát”.

Truyền thông Ấn Độ dẫn nguồn quân đội cho biết, tình hình căng thẳng dọc theo LAC đã được cải thiện và hai nước đều đồng ý rút quân. Những cuộc đàm phán tiếp theo giữa Trung Quốc và Ấn Độ sẽ do các quan chức quân sự cấp địa phương tổ chức.

Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc sẽ rút lui khỏi khu vực biên giới tranh chấp, theo truyền thông Ấn Độ (ảnh: SCMP)

Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc sẽ rút lui khỏi khu vực biên giới tranh chấp, theo truyền thông Ấn Độ (ảnh: SCMP)

Một số chuyên gia bày tỏ nghi ngờ về sự đồng thuận mới đạt được giữa Trung Quốc và Ấn Độ về vấn đề biên giới.

Jayadeva Ranade – cựu cố vấn cao cấp về an ninh Ấn Độ – cho rằng, mặc dù đã đạt được thỏa thuận quan trọng, song Trung Quốc vẫn có thể đẩy mạnh các hành động khiến căng thẳng biên giới gia tăng.

Theo ông Ranade, Trung Quốc đang cố phô diễn hình ảnh một đất nước mạnh mẽ và ít bị tổn thương sau đại dịch bằng những hành động khiêu khích các nước láng giềng.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin, Bắc Kinh có thể huy động và triển khai hàng nghìn binh sĩ đến LAC chỉ trong vài giờ.

Năm 2018, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp và cam kết không để những bất đồng về đối ngoại, thương mại trở thành tranh chấp.

Theo các chuyên gia, Thủ tướng Modi đang muốn tránh một cuộc đối đầu với Trung Quốc vào thời điểm ông đang “căng mình” đối phó với dịch Covid-19 trong nước.

Dịch bệnh đang có diễn biến phức tạp ở Ấn Độ với khoảng 10.000 ca nhiễm mới virus được ghi nhận mỗi ngày. Số người mắc Covid-19 ở Ấn Độ cao thứ 5 thế giới.

Rahul Gandhi – nghị sĩ Ấn Độ – đã chỉ trích Thủ tướng Modi vì giữ im lặng trong bối cảnh căng thẳng biên giới gia tăng.

“Chính phủ Ấn Độ phải mạnh mẽ và cứng rắn trong việc giải quyết các vấn đề lãnh thổ. Người dân sẽ không tha thứ nếu chúng ta để mất dù chỉ là một tấc đất”, ông Rahul Gandhi tuyên bố.

Nguồn: [Link nguồn]

So sánh sức mạnh quân sự Trung Quốc và Ấn Độ: Ai mạnh hơn ai?

Ấn Độ - Trung Quốc, 2 quốc gia đông dân nhất thế giới và đều sở hữu vũ khí hạt nhân đang bên bờ vực xung đột ở...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – SCMP ([Tên nguồn])
Căng thẳng Trung Quốc - Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN