Trọng tâm hành động của Taliban

Ngày 15-8, Taliban làm chủ thủ đô Kabul của Afghanistan. Trước đó, các cánh quân Taliban tiến về thủ đô từ tất cả các phía đều dừng lại ở cửa ngõ Kabul để "chờ kết quả cuộc đàm phán chuyển giao quyền lực trong hòa bình".

Tuy nhiên, cuộc đàm phán hoàn toàn không còn bình đẳng được nữa. Lực lượng Taliban đã làm chủ gần như toàn bộ đất nước, các cơ quan chính quyền địa phương và quân đội Afghanistan đều đầu hàng vô điều kiện.

Tổng thống Mỹ Joe Biden nói thẳng: "Trong 20 năm qua, chúng ta đã chi hơn 1.000 tỉ USD để huấn luyện và trang bị vũ khí hiện đại cho hơn 300.000 quân nhân Afghanistan. Các thủ lĩnh Afghanistan cần hợp sức lại".

Lời tuyên bố của ông Biden đặt dấu chấm hết cho chính quyền của Tổng thống Ashraf Ghani. Ông ta vội vã lên máy bay và sau đó hạ cánh an toàn xuống đất nước láng giềng Tajikistan.

Chỉ sau khi ông Ghani bỏ chạy, các thủ lĩnh Taliban mới ra lệnh cho binh sĩ của mình tiến vào Kabul "để bảo đảm trật tự trị an vì các đồn cảnh sát thủ đô đã hoàn toàn tan rã".

Một số thành viên Taliban bên ngoài sân bay quốc tế Hamid Karzal ở Kabul hôm 16-8 Ảnh: REUTERS

Một số thành viên Taliban bên ngoài sân bay quốc tế Hamid Karzal ở Kabul hôm 16-8 Ảnh: REUTERS

Vì sao Taliban dừng lại khá lâu trước cửa ngõ Kabul để đàm phán với chính quyền Ghani trong khi thế và lực của họ đang mạnh như chẻ tre? Bởi cả Liên Hiệp Quốc, EU và Mỹ đều tuyên bố sẽ không công nhận chính quyền mới ở Afghanistan nếu Taliban giành nó bằng vũ lực. Mỹ và Nga, theo Viện sĩ Vitaly Naumkin thuộc Viện Đông phương học Nga, trong cuộc trả lời phỏng vấn của Interfax, hy vọng một chính phủ liên hiệp giữa Taliban và chính quyền Ghani để quản lý đất nước.

Sự bỏ chạy của ông Ghani làm tiêu tan hy vọng đó và giờ đây, một chính quyền tương lai chắc chắn sẽ "chỉ có Taliban". Phong trào này đã trở lại sau 20 năm tháo chạy khỏi Kabul. Lực lượng của họ đã "tan" vào dân. Các đơn vị tinh nhuệ nòng cốt chạy sang nước láng giềng Pakistan. Giờ đây, sự trở lại của họ khiến cộng đồng thế giới và nhân dân trong nước không khỏi hoang mang.

 Trung Quốc, với một khúc biên giới không dài với Afghanistan nhưng tiếp cận khu tự trị Tân Cương, không khỏi lo ngại các chiến binh Taliban sẽ vượt biên vào khu tự trị Hồi giáo đang khá nhiều vấn đề này hoặc dung túng các phần tử ly khai Tân Cương lập căn cứ địa trên đất Afghanistan.

Bên cạnh đó, chiến thắng của Taliban sẽ tạo cảm hứng cho tinh thần ly khai tăng lên đáng kể. Tuy không hoàn toàn đồng quan điểm nhưng một mối quan hệ hữu hảo với chính quyền Taliban có thể giảm thiểu nguy cơ này. Nga lo ngại chính quyền Taliban sẽ "thả cửa" cho ma túy tràn vào Tajikistan và từ đó vào Nga. Việc ngăn chặn "những con sói đơn độc" - các phần tử khủng bố Hồi giáo dùng Afghanistan làm bàn đạp xâm nhập Trung Á cũng khiến Nga lo lắng.

Tuy nhiên, việc Taliban nắm quyền hơn 20 năm trước không hề tạo ra những mối nguy nói trên. Với thành phần chính là người Pashtun, Taliban gần như không muốn vượt qua khu vực của người Tajikistan ở phía Bắc, nơi thủ lĩnh Ahmad Shah Massoud cai quản. Nhiều khả năng hơn, chính quyền mới ở Afghanistan có thể tạo ra những nhân tố mới đối với nền chính trị Pakistan "đồng văn đồng chủng", đặc biệt là khi tranh chấp Kashmir với Ấn Độ bùng phát trở lại.

Với một rẻo đất không lớn phía Bắc Ấn Độ và Pakistan, các phần tử quá khích từ cả hai bên có một thông lộ tuyệt vời trong xung đột. Mỹ và nhiều nước châu Âu lo ngại nền móng của một xã hội dân sự được xây dựng 20 năm nay có thể bị hủy hoại dưới thời Taliban. Các quyền của phụ nữ, báo chí và truyền thông xã hội bị xâm phạm.

Với một chính quyền theo chủ thuyết Hồi giáo như Taliban, điều đó hoàn toàn có thể nhưng trước mắt, phát ngôn viên chính trị của tổ chức này Mohammad Naeem tuyên bố là họ không muốn sống cô lập với thế giới. Các quyền của phụ nữ, dân tộc thiểu số, cũng như quyền tự do ngôn luận sẽ được tôn trọng trong khuôn khổ luật Sharia.

Phần lớn giới chuyên gia am hiểu Afghanistan cho rằng trọng tâm của Taliban trong thời gian tới sẽ là những vấn đề trong nước. Họ sẽ quản lý một cách mềm mỏng hơn sau 20 năm sống dưới sự che chở của người dân. Còn với các nước xung quanh, họ có rất ít thời gian và tài nguyên cho những cuộc phiêu lưu quốc tế không nhiều ảnh hưởng tới chính Afghanistan.

Nguồn: [Link nguồn]

Ông Biden lên tiếng về tình hình Afghanistan, nêu lý do kiên quyết rút quân

Phát biểu lần đầu tiên sau khi chính phủ Afghanistan do Mỹ hậu thuẫn sụp đổ trước Taliban, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Sơn ([Tên nguồn])
Phong trào Hồi giáo Taliban Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN