Những thủ lĩnh bí ẩn của Taliban là ai?

Sáu nhân vật quan trọng đã dẫn dắt phong trào của Taliban chống lại chính phủ do phương Tây hậu thuẫn suốt từ năm 2001, để rồi đến ngày 15/8 đã tiến vào thủ đô Kabul để giành quyền kiểm soát đất nước.

Taliban ban đầu tuyển mộ các tay súng mujahideen (thánh chiến), những người nhờ sự hỗ trợ của Mỹ đã đánh bại quân Liên Xô trong những năm 1980.

Đến năm 1994, Taliban trở thành một phe trong cuộc nội chiến để sau đó kiểm soát hầu hết lãnh thổ Afghanistan vào năm 1996 và áp dụng Hồi giáo theo cách diễn giải hà khắc, đồng thời dẹp bỏ các nhóm tôn giáo thiểu số khác.

Người thành lập và thủ lĩnh đầu tiên của Taliban là Mullah Mohammad Omar. Người này đã phải tìm nơi ẩn náu khi Taliban bị lực lượng do Mỹ dẫn dắt lật đổ sau loạt tấn công khủng bố 11/9/2001 ở Mỹ.

Thông tin về Omar được giữ bí mật đến mức khi người này chết vào năm 2013 mà người ngoài không hay biết, cho đến khi con trai ông xác nhận 2 năm sau đó.

Những thủ lĩnh khác của Taliban cũng kín tiếng tương tự.

Haibatullah Akhunzada

Được gọi là “Lãnh đạo của những người trung thành”, chuyên gia pháp lý Hồi giáo này là lãnh đạo tối cao, là người nắm quyền cao nhất trong các vấn đề chính trị, tôn giáo và quân sự của Taliban.

Ông Akhunzada giữ vai trò này sau khi người tiền nhiệm Akhtar Mansour thiệt mạng trong cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ ở khu vực biên giới Afghanistan-Pakistan năm 2016.

Trong suốt 15 năm, cho đến khi biến mất đột ngột vào tháng 5/2016, Akhunzada giảng dạy tại một đền thờ ở Kuchlak, một thị trấn ở vùng tây nam Pakistan, các cộng sự và sinh viên của ông nói với Reuters.

Akhunzada được cho là khoảng 60 tuổi và không biết nhân vật này đang ở đâu.

Akhunzada được cho là khoảng 60 tuổi

Akhunzada được cho là khoảng 60 tuổi

Mullah Mohammad Yaqoob

Là con trai của người sáng lập Taliban Mullah Omar, Yaqoob phụ trách giám sát các chiến dịch quân sự của Taliban. Báo chí địa phương nói rằng Yaqoob hiện đang ở Afghanistan.

Yaqoob được đề cử làm chỉ huy của phong trào sau nhiều ồn ào về việc kế nhiệm. Nhưng đến năm 2016, Yaqoob nhường chỗ cho Akhunzada vì cảm thấy thiếu kinh nghiệm chiến trường và còn quá trẻ, một chỉ huy của Taliban cho biết.

Yaqoob được tin là đang ở độ tuổi 30.

Sirajuddin Haqqani

Là con trai của Jalaluddin Haqqani - chỉ huy nổi tiếng của Taliban, Sirajuddin là người phụ trách Mạng lưới Haqqani, một nhóm được tổ chức lỏng lẻo chuyên quản lý tài chính và khí tài của Taliban ở khu vực biên giới Pakistan-Afghanistan

Một số chuyên gia nói rằng bố con Haqqani đã đưa hình thức đánh bom tự sát vào Afghanistan và tổ chức nhiều vụ tấn công lớn ở Afghanistan, trong đó có vụ đột kích khách sạn cao cấp nhất ở Kabul, vụ ám sát hụt Tổng thống Hamid Karzai và tấn công tự sát vào Đại sứ quán Ấn Độ.

Haqqani được cho là đang ở độ tuổi 40 hoặc 50. Không rõ nhân vật này đang ở đâu.

Mullah Abdul Ghani Baradar

Baradar là một những người thành lập Taliban

Baradar là một những người thành lập Taliban

Là một trong những người lập ra Taliban, Baradar hiện đang phụ trách văn phòng chính trị của Taliban và là thành viên của phái đoàn đến Doha đàm phán nhằm đạt được một thoả thuận chính trị để tiến tới ngừng bắn và thiết lập hoà bình lâu dài ở Afghanistan.

Nhưng những cuộc đàm phán này không đạt được tiến triển ý nghĩa nào trong vài tháng gần đây.

Baradar được nói là người được Mullah Omar tin tưởng nhất. Nhân vật này từng bị bắt tại TP Karachi của Pakistan nhưng được thả vào năm 2018.

Sher Mohammad Abbas Stanikzai

Từng là thứ trưởng của chính phủ Taliban trước khi sụp đổ, Stanikzai sống ở Doha trong gần chục năm và trở thành người phụ trách văn phòng chính trị của Taliban tại đó từ năm 2015.

Stanikzai cũng tham gia các cuộc đàm phán với chính phủ Afghanistan và đại diện cho Taliban trong các chuyến công du đến nhiều quốc gia.

Abdul Hakim Haqqani

Là trưởng đoàn đàm phán của Taliban và trước đây là người đứng đầu hội đồng học giả tôn giáo đầy quyền lực của chính phủ Taliban. Haqqani trở thành một trong những người được Akhunzada tin tưởng nhất.

Nguồn: [Link nguồn]

Mỹ và đồng minh vội sơ tán nhân viên đại sứ quán ở Afghanistan, Nga phản ứng ra sao?

Trong bối cảnh gần như chắc chắn Taliban sẽ nắm quyền ở Afghanistan, Mỹ và các đồng minh phương Tây đang vội vàng rút...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Bình Giang ([Tên nguồn])
Phong trào Hồi giáo Taliban Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN