Nhân loại đang đối mặt hiểm họa khủng khiếp

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

Xã hội hiện đại tiếp tục lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch khiến Trái đất ấm lên ở mức chưa từng thấy, gây ra hệ quả thảm khốc như hạn hán, cháy rừng, lũ lụt trên khắp trên thế giới, theo báo cáo mới được công bố của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu.

Báo cáo mới của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu là lời cảnh tỉnh cho toàn bộ nhân loại.

Báo cáo mới của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu là lời cảnh tỉnh cho toàn bộ nhân loại.

Báo cáo đánh giá tình trạng khí hậu toàn cầu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) thuộc Liên Hợp quốc mới được công bố ngày 9.8, theo tờ Nature.

IPCC nói tình hình sẽ ngày càng tồi tệ hơn nếu tình trạng phát thải khí nhà kính tiếp tục diễn ra ở mức cao như hiện nay. IPCC nhấn mạnh rằng tương lai của Trái đất phụ thuộc vào lựa chọn của nhân loại ngay bây giờ.

“Bằng chứng ở khắp mọi nơi. Nếu chúng ta không hành động, tình hình sẽ ngày càng tồi tệ”, Xuebin Zhang, nhà khí hậu học ở Toronto, Canada, một trong những tác giả của báo cáo, nói.

Đây là báo cáo về tình trạng khí hậu toàn cầu thứ 6 của IPCC kể từ năm 1990, với hơn 200 nhà khoa học tham gia soạn thảo trong nhiều năm và được 195 quốc gia phê duyệt trong cuộc họp trực tuyến hồi tuần trước.

Chỉ khi lượng khí thải toàn cầu trở về mức 0 vào năm 2050, mục tiêu mà nhiều quốc gia cam kết, thế giới mới có thể đạt mục tiêu đặt ra trong Hiệp định Paris năm 2015, đó là giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C, so với thời kỳ tiền công nghiệp.

“Khí hậu mà con người sẽ trải qua trong tương lai, phụ thuộc vào quyết định ngay bây giờ”, Valérie Masson-Delmotte, nhà khí hậu học người Pháp, đồng chủ tịch nhóm khoa học vật lý tham gia soạn thảo báo cáo, nói.

Nhiệt độ bề mặt Trái đất đã tăng khoảng 1,1 độ C so với giai đoạn những năm 1850-1900, mức cao nhất kể từ cách đây 125.000 năm, trước kỷ băng hà gần nhất, theo IPCC.

Bang California ở Mỹ trải qua hạn hán nghiêm trọng trong mùa hè năm nay.

Bang California ở Mỹ trải qua hạn hán nghiêm trọng trong mùa hè năm nay.

Mực nước ở các đại dương toàn cầu đã tăng khoảng 20cm kể từ năm 1900. Các tảng băng vỡ vụn và tan chảy tại Nam Cực và đảo Greenland do nóng lên toàn cầu đã khiến cho mực nước biển tăng với tỉ lệ gấp 3 lần so với thập kỷ trước.

Báo cáo liệt kê một loạt các tác động mà biến đổi khí hậu gây ra đối với Trái đất. Điều đó đã thể hiện rõ ràng ở cả cực bắc và cực nam.

Mức độ bao phủ của băng ở Bắc Cực vào cuối mùa hè hiện đã thấp hơn mức trước đây ít nhất 1.000 năm. Sự biến mất của các sông băng là điều chưa từng có trong 2.000 năm.

Các đại dương đang ấm lên với tốc độ chưa từng thấy kể từ cuối kỷ băng hà gần nhất, cách đây 11.000 năm.

Báo cáo IPCC đề cập đến khí metan (CH4), khí thải nhà kính quan trọng thứ hai sau CO2. Các nhà khoa học cho biết, mức CH4 trong khí quyển hiện nay là cao nhất trong 800.000 năm.

IPCC đề cập đến những hệ quả biến đổi khí hậu cực đoan như nắng nóng, khô hạn và cả mưa lũ đều đạt mức kỷ lục.

Theo Zhang, nếu nhiệt độ tăng 2 độ C trong thế kỷ này, các hiện tượng khí hậu cực đoan vốn chỉ xảy ra 50 năm một lần, nay sẽ xảy ra mỗi 3-4 năm.

Các hiện tượng cực đoan ngày càng xuất hiện phổ biến trên Trái đất.

Các hiện tượng cực đoan ngày càng xuất hiện phổ biến trên Trái đất.

“Chúng ta không chỉ đối mặt với một mối đe dọa của biến đổi khí hậu, mà là một loạt những mối đe dọa xảy ra đồng thời”, Zhang nói.

Theo nội dung trong báo cáo, hiện tượng nước biển dâng cao là điều mà con người sẽ cảm nhận rõ rệt trong nhiều thế kỷ, thậm chí là cả thiên niên kỷ. Nếu giữ được mức tăng nhiệt độ ở mức 1,5 độ C, mực nước biển tăng 2-3 mét trong 2.000 năm tới và tăng tới 6 mét nếu nhiệt độ tăng 2 độ C. Kết quả là cuộc sống của hàng trăm triệu người ở các vùng ven biển sẽ bị đảo lộn.

Báo cáo cảnh báo rằng, không thể loại trừ một số tác động nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu, bao gồm những tảng băng khổng lồ biến mất, những cánh rừng khô cằn và sự thay đổi đột ngột của dòng chảy ở đại dương.

IPCC nhấn mạnh, điều không chắc chắn nhất trong tất cả các dự báo về biến đổi khí hậu là không ai chắc con người sẽ hành động như thế nào. Trong 3 thập kỷ qua, IPCC đã cảnh báo hiểm họa của hiện tượng ấm lên toàn cầu, nhưng các quốc gia vẫn chưa có hành động cụ thể để hướng tới nhiên liệu sạch, ngừng phát thải nhà kính.

“Có lẽ bây giờ, mọi chuyện sẽ thay đổi. Vì nhân loại đã cảm nhận rõ rệt những hệ quả tiêu cực của biến đổi khí hậu”, Zhang nói. “Điều tồi tệ đã và đang xảy ra, mọi người đều cảm nhận được. Đó là sự thật”.

Nguồn: [Link nguồn]

Sốc: Trái Đất đang quay chậm lại vì mặt trăng ”bỏ chạy”

Vòng quay của Trái Đất đang chậm lại thấy rõ, các nhà nghiên cứu Mỹ và Đức chứng minh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Nature ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN