Thảm họa động đất sóng thần kinh hoàng làm nghiêng trục Trái đất, khiến ngày ngắn lại

Sự kiện: Tin tức Nhật Bản

Ngày 11.3.2011, trận động đất mạnh 9.0 độ richter ở ngoài khơi Nhật Bản tạo ra cơn sóng thần khủng khiếp, cướp đi mạng sống của hơn 18.500 người.

Sóng thần cao tới 39 mét ập vào vùng ven biển ở Nhật Bản cách đây 10 năm.

Sóng thần cao tới 39 mét ập vào vùng ven biển ở Nhật Bản cách đây 10 năm.

Ở thời điểm đó, Koide Hiroaki đang làm việc tại phòng thí nghiệm ở Kyoto, Nhật Bản. Đó là một buổi chiều xám xịt, ẩm ướt. Kỹ sư hạt nhân 61 tuổi là người cảm nhận rõ ảnh hưởng từ trận động đất kinh hoàng khi nó xảy ra.

Trận động đất mạnh 9.0 độ richter kéo dài trong 6 phút, nhưng hệ quả nó gây ra thì cực kỳ khủng khiếp. Theo ghi nhận của NASA, trận động đất mạnh đến mức làm nghiêng trục Trái đất, khiến ngày trên Trái đất ngắn đi 1,8 phần triệu giây.

Chưa đầy một giờ sau, những đợt sóng thần đầu tiên bắt đầu ập đến. Những cơn sóng cao tới 39 mét dễ dàng vượt qua bức tường ngăn sóng, kéo sâu vào đất liền ở Sendai tới 10km.

Nhiều nơi ở Nhật Bản ghi nhận sóng thần quét sâu vào đất liền tới 10km.

Nhiều nơi ở Nhật Bản ghi nhận sóng thần quét sâu vào đất liền tới 10km.

Người dân Nhật Bản chỉ nhận được cảnh báo trước vài phút, gần như không kịp sơ tán. “Tôi vẫn nhớ hình ảnh sân bay Sendai bị sóng thần ập đến” Hiroaki nói với nhà sử học Katsuya Hirano. “Sau đó, tôi nghĩ về sự an toàn của các nhà máy điện hạt nhân”.

11 lò phản ứng hạt nhân trong 4 nhà máy điện tự động ngừng hoạt động khi cảm biến ghi nhận động đất. Nhưng các thanh nhiên liệu hạt nhân vẫn cần làm mát dù lò phản ứng đã ngừng.

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi do Công ty Điện lực Nhật Bản (TEPCO) vận hành, có kế hoạch sử dụng các máy phát điện dự phòng để bơm nước làm mát lò phản ứng. Nhưng chỉ trong một giờ, nước tràn vào bên trong khiến các máy phát điện tê liệt.

Sân bay Sendai chìm trong biển nước.

Sân bay Sendai chìm trong biển nước.

Không được tiếp nước làm mát, lò phản ứng ngày càng nóng lên, vượt khỏi tầm kiểm soát. TEPCO thông báo tình trạng khẩn cấp, khiến chính phủ Nhật Bản ra lệnh sơ tán hàng ngàn người sống ở khu vực lân cận.

TEPCO đã cố gắng kiểm soát lò phản ứng hạt nhân ở nhà máy Fukushima Daiichi. Nhưng vụ nổ ở lò phản ứng số 3 làm rò rỉ phóng xạ ra môi trường. Cuối cùng, 3 lò phản ứng của nhà máy đều bị hư hại.

Hệ quả của rò rỉ phóng xạ là rất rõ ràng, hơn 164.000 người đã phải sơ tán trong phạm vi 370km2. Đến nay vẫn còn 43.000 người chưa thể quay trở về.

Nước biển ập vào nhà máy điện hạt nhân Fukushima.

Nước biển ập vào nhà máy điện hạt nhân Fukushima.

Theo thống kê chính thức, ước tính có 18.500 người thiệt mạng trong thảm họa động đất, sóng thần ở Nhật Bản năm 2011. Nhưng số người thiệt mạng trong thảm họa rò rỉ phóng xạ cho đến nay vẫn chưa được thống kê đầy đủ.

TEPCO xác nhận có hai nhân viên tử vong trong thảm họa. Bộ Y tế Nhật Bản ghi nhận 4 nhân viên khác của TEPCO bị tổn hại sức khỏe vì nhiễm xạ, một người tử vong vào năm 2018 do ung thư phổi.

Sau thảm họa, Nhật Bản tạm ngừng toàn bộ các lò phản ứng hạt nhân. Đến nay, chỉ có 9 lò phản ứng hạt nhân hoạt động lại, trong khi ít nhất 24 lò phản ứng đã bị loại bỏ.

Cảnh tượng tan hoang sau thảm họa kép ở Nhật Bản.

Cảnh tượng tan hoang sau thảm họa kép ở Nhật Bản.

Thay vì phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân, Nhật Bản hướng đến các nguồn năng lượng sạch như điện Mặt trời, điện gió, cũng như sử dụng than và khí đốt để phát điện.

Sheila Jasanoff, giáo sư nghiên cứu khoa học và công nghệ tại Trường Harvard Kennedy, nói: “Fukushima sẽ không bao giờ có thể trở thành nơi sinh sống được như trước, hoặc ít nhất là trong tương lai gần”.

Nguồn: [Link nguồn]

Sau 1 thập kỷ, hài cốt nạn nhân sóng thần Nhật Bản xuất hiện ở bờ biển

Hôm 4/3, cảnh sát Nhật Bản cho biết, hài cốt được phát hiện hồi tháng trước trên bãi biển ở tỉnh Miyagi thuộc về...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail ([Tên nguồn])
Tin tức Nhật Bản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN