TQ ngầm nhắc Mỹ chuyển hướng “đối phó” Triều Tiên

Bắc Kinh đang phát đi một thông điệp rõ ràng và muốn Mỹ làm theo thay vì đối đầu quân sự với Bình Nhưỡng.

TQ ngầm nhắc Mỹ chuyển hướng “đối phó” Triều Tiên - 1

Bắc Kinh dường như đang gửi đi một thông điệp hoàn toàn mới về vấn đề Triều Tiên nhằm thuyết phục Tổng thống Trump bớt “gây hấn” trong khu vực. Nhận định trên được nhiều chuyên gia chính trị đưa ra sau diễn biến khó lường ở bán đảo Triều Tiên thời gian qua.

“Một điều chúng ta có thể nhận thấy là bước chuyển chiến lược của Bắc Kinh đối với Trump”, John Delury, phó giáo sư nghiên cứu Trung Quốc từ đại học Yonsei (Hàn Quốc), nói. “Trung Quốc đang tham gia cuộc chơi trong khu vực với một mức độ nhất định và đang ám chỉ rằng người Mỹ cần hiểu họ nắm trong tay chìa khóa giải quyết mọi nút thắt”.

John khẳng định giải pháp không nằm ở quân sự vì nó ảnh hưởng tới kinh tế các quốc gia xung quanh. Giải pháp tốt nhất Mỹ có trong tay là ngoại giao, học giả John nhấn mạnh. Hiện nay, 2/3 giao dịch kinh tế của Triều Tiên là với Trung Quốc và Bắc Kinh có quyền lực quá lớn để yêu cầu Bình Nhưỡng làm theo ý mình.

Sau vụ thử tên lửa của Triều Tiên hồi tháng 2 vừa qua, Trung Quốc đã chặn nhập khẩu than từ Triều Tiên. Nhiều học giả Trung Quốc trên tờ Thời báo Hoàn cầu còn đề nghị chặn dầu mỏ xuất khẩu sang Triều Tiên. Hành động nhỏ này có thể gây phương hại nghiêm trọng tới nền kinh tế Triều Tiên.

 “Rõ ràng chính quyền Trung Quốc đang mất dần kiên nhẫn với Triều Tiên”, Michael Hirson, giám đốc công ty tư vấn Eurasia Group, nói. “Chúng tôi nhìn thấy dấu hiệu Trung Quốc sẽ ra tay mạnh mẽ hơn. Tôi nghĩ rằng Trung Quốc đang ra dấu với Mỹ rằng nước này sẽ làm triệt để hơn nhằm ngăn chặn khủng hoảng chính trị tại Triều Tiên”. Giám đốc Hirson nhận định Trung Quốc muốn Mỹ hiểu rằng, chỉ có ngoại giao mới là con đường ngắn và an toàn nhất để giải quyết vấn đề Triều Tiên.

Khi còn làm ứng viên Tổng thống, Trump nói rằng sẽ gặp lãnh đạo Kim Jong-un và nói chuyện thoải mái. Tuy nhiên, khi ông trở thành người đứng đầu Nhà Trắng, mọi quan điểm, chính sách ngoại giao của Trump đột ngột thay đổi. Khả năng đối thoại mờ nhạt dần.

TQ ngầm nhắc Mỹ chuyển hướng “đối phó” Triều Tiên - 2

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence trong chuyến thăm tới Hàn Quốc tuyên bố rằng “kỉ nguyên của sự kiên nhẫn chiến lược đã qua”, ám chỉ sự bình tĩnh của Washington dành cho Bình Nhưỡng đã hết. Mỹ cũng mạnh bạo tuyên bố điều tàu sân bay USS Carl Vinson tới bán đảo Triều Tiên và đáp lại, Bình Nhưỡng khẳng định sẽ đánh chìm hàng không mẫu hạm này nếu thấy bất kì dấu hiệu khiêu khích nào.

 “Một chìa khóa khác giải quyết vấn đề này chính là khao khát của Triều Tiên muốn xây dựng mối quan hệ với Mỹ và không muốn quá phụ thuộc vào Trung Quốc”, Leon Sigal, giám đốc Dự án An ninh Hợp tác Đông Bắc Á, nói. “Họ không tin người Trung Quốc nữa”.

Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Trump hôm 24.4, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng nước này phản đối mọi hành động vi phạm Nghị quyết LHQ và các bên cần tránh làm tình hình thêm phức tạp.

Ông Tập đang ở thế khó vì nếu xử lý vấn đề Triều Tiên không khéo, ông sẽ bị mất hình ảnh ở quê nhà. Mùa thu này, đại hội đảng lần thứ 19 ở Trung Quốc sẽ diễn ra và ông Tập nhiều khả năng sẽ giữ chức Chủ tịch Trung Quốc thêm một nhiệm kỳ nữa.

 “Trung Quốc có thể mạnh tay hơn và đưa ra các lệnh trừng phạt song phương, tuy nhiên phản ứng thái quá có thể không khiến Triều Tiên thay đổi thái độ”, giáo sư Zha Daojiong chuyên về quan hệ quốc tế thuộc đại học Bắc Kinh, nói. Ông Zha cũng nói rằng việc để Triều Tiên thoải mái hoạt động trên đại dương khiến nền kinh tế quốc gia Đông Á này “vẫn có cửa” sống.

TQ ngầm nhắc Mỹ chuyển hướng “đối phó” Triều Tiên - 3

Các chuyên gia phân tích nhận định Trung Quốc chỉ nói nhiều nhưng hành động dè dặt. Theo số liệu của Cục Hải quan Trung Quốc, trong 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Trung Quốc-Triều Tiên đã tăng 7,6% so với năm ngoái. Một phần lí do của sự tăng trưởng này là do Trung Quốc không kiểm soát chặt các hoạt động kinh tế của Triều Tiên.

“Cần biết rằng đây là hoạt động buôn bán kiếm lời khủng khiếp do tính chất nguy hiểm của nó”, John Park, giám đốc nhóm Nghiên cứu Triều Tiên thuộc đại học Harvard Kennedy, nói. “Nếu chính phủ Trung Quốc mạnh tay hơn áp đặt cấm vận thì sự tham nhũng ở các quan chức thấp hơn vẫn khiến việc xử lý gặp nhiều khó khăn”.

Báo TQ đáp trả lời dọa “hậu quả thảm khốc” của Triều Tiên

Bị Triều Tiên đe dọa, Trung Quốc không hề “nao núng”, thậm chí còn răn đe lại quốc gia cô lập này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh - CNBC ([Tên nguồn])
Tin tức Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN