Tình báo Anh: Nga tăng cường sử dụng bom chùm ở mặt trận Donetsk

Tình báo Anh nhận định, kể từ tháng 11, lực lượng không quân Nga đã tăng cường sử dụng bom chùm RBK-500 nặng 500 kg ở mặt trận Donetsk.

Trong bản cập nhật mới về tình hình xung đột Nga-Ukraine, tình báo Anh hôm 29/11 chỉ ra rằng: "Kể từ tháng 11/2023, Không quân Nga đã bắt đầu sử dụng bom chùm RBK-500 nặng 500 kg để chống lại lực lượng Ukraine trên mặt trận Vuhledar và Avdiivka ở tỉnh Donetsk. Tùy từng biến thể, mỗi quả bom RBK-500 có thể phóng ra khoảng 100 đến 350 quả đạn con".

Bom đạn chùm RBK-500.

Bom đạn chùm RBK-500.

Cơ quan tình báo Anh cũng lưu ý rằng, nhiều khả năng, quân đội Nga đã tích hợp bộ mô-đun lượn và điều chỉnh UPMC với RBK-500 giống như cách Nga đã làm với các loại bom thả từ trên không khác.

Việc nâng cấp như vậy cho phép máy bay phóng đạn cách mục tiêu nhiều km, làm giảm khả năng bị tổn thương của máy bay tấn công trước các hệ thống phòng không trên mặt đất.

Với số lượng lớn bom, đạn con được phóng, một quả RBK-500 có thể bao phủ lấy khu vực rộng lớn tương đương với một sân bóng đá, tăng khả năng sát thương cho mục tiêu đã định.

Việc lực lượng Nga tăng cường sử dụng loại vũ khí tiên tiến này trong các cuộc tấn công vào miền Đông Ukraine đánh dấu một diễn biến mới. Quân đội Ukraine nhiều lần bày tỏ quan ngại về những thách thức mới mà lực lượng phòng không nước này đang phải đối mặt đồng thời đang tìm kiếm biện pháp đối phó trước những cuộc tấn công như vậy.

UMPC là mô-đun lập kế hoạch và điều chỉnh phổ quát. Mô-đun này được tạo ra để chuyển đổi những quả bom rơi tự do thông thường thành bom dẫn đường chính xác. Sau khi được thả ra khỏi giá treo bên dưới thân máy bay, mô-đun này sẽ triển khai các cánh và dẫn quả bom đến tọa độ được xác định trước bằng cách sử dụng hệ thống quán tính tích hợp có hiệu chỉnh GPS.

Bằng việc kết hợp mô-đun lượn và điều chỉnh thông minh, bom RBK-500 có thể mở rộng phạm vi, tấn công mục tiêu một cách hiệu quả và chính xác hơn hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Ông Putin: Đức “ngậm trái đắng“ trong quan hệ với Ukraine, Mỹ

Tổng thống Nga Putin cho hay, Ukraine nhận tiền viện trợ từ Đức, nhưng chính nước này lại cắt nguồn khí đốt mà Đức “rất cần”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Như ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN