Thủ tướng Anh vào phòng chăm sóc tích cực: Những tình huống điều trị có thể áp dụng

Thủ tướng Anh Boris Johnson tối ngày 6.4 đã được đưa tới phòng chăm sóc tích cực (ICU) ở bệnh viện St Thomas, London với những triệu chứng nhiễm Covid-19 nặng hơn như khó thở.

Theo Daily Mail, ông Johnson vẫn tỉnh táo khi được đưa vào ICU. Thủ tướng Anh cũng đã được cho thở oxy từ trước.

Các nguồn tin trong chính phủ Anh nói việc ông Johnson được đưa vào ICU là để đề phòng chuyển biến xấu, cần tới máy thở.

Theo quy trình điều trị người nhiễm Covid-19, Cơ quan Y tế Anh (NHS) nói rằng ICU rất cần cho những người ốm nặng và cần theo dõi sát sao để kịp thời được điều trị, từ đó có khả năng hồi phục.

Trong trường hợp người bệnh, bao gồm Thủ tướng Anh, diễn biến xấu, máy thở sẽ được sử dụng để giúp đối phó với tình trạng suy hô hấp.

Cảnh sát Anh gác bên ngoài khoa cấp cứu của bệnh viện St Thomas, nơi ông Johnson đang được điều trị.

Cảnh sát Anh gác bên ngoài khoa cấp cứu của bệnh viện St Thomas, nơi ông Johnson đang được điều trị.

Derek Hill, Giáo sư hình ảnh y tế tại Đại học London, nói: “Máy thở có thể được sử dụng trong trường hợp đặt nội khí quản cho người bệnh hoặc đơn giản nhất là giúp người bệnh thở ở bên ngoài cơ thể”.

Đối với các bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở dạng nặng, đặt nội khí quản là giải pháp được khuyến nghị, theo ông Hill.

Máy thở còn được tích hợp các cảm biến và phần mềm phức tạp, có thể tự thay đổi mức độ cấp oxy tùy theo thể trạng của người bệnh, sử dụng cho cả người tỉnh táo hoặc hôn mê.

Trong trường hợp xấu nhất, người bệnh được các bác sĩ gây mê toàn thân và máy thở lúc này đóng vai trò cung cấp hoàn toàn oxy, thay cho phổi.

Hầu hết các trường hợp được đưa vào ICU sẽ phải trải qua nhiều tuần cô độc, không có người thân đến thăm để đề phòng lây nhiễm. Các chuyên gia ở Mỹ từng chỉ ra rằng người bệnh cần điều trị tại ICU càng dài thì quãng thời gian hồi phục sau này càng lâ

Phòng chăm sóc tích cực (ICU) tại bệnh viện London.

Phòng chăm sóc tích cực (ICU) tại bệnh viện London.

Có những trường hợp sử dụng máy thở trong thời gian sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc khôi phục chức năng phổi và tự thở trở lại.

Các chuyên gia y tế Anh nói một khi được đưa vào ICU, người bệnh sẽ ở lại đây ít nhất một tuần, thậm chí vài tuần.

Ở thời điểm hiện tại, Thủ tướng Anh Johnson đã chỉ định Ngoại trưởng Dominic Raab sẵn sàng đảm nhiệm chức vụ thay mình “khi cần thiết”, nghĩa là ông Johnson vẫn điều hành chính phủ từ ICU.

Trong chính phủ Anh, ông Raab là Bộ trưởng Thứ nhất, có tầm ảnh hưởng chỉ sau Thủ tướng Boris Johnson.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Canada bất ngờ thay đổi hoàn toàn quan điểm về việc đeo khẩu trang

Bác sĩ Theresa Tam, Giám đốc Cơ quan Y tế Canada, hôm 6.4 nói người dân có thể giúp ngăn Covid-19 lây lan bằng cách đeo khẩu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN