Thời điểm virus SARS-CoV-2 từ gây hắt hơi sổ mũi chuyển sang có thể gây tử vong ở người

Virus SARS-CoV-2 ít nguy hiểm hơn khi nó mới xuất hiện ở mũi và họng, gây triệu chứng giống như cảm lạnh. Tình trạng nghiêm trọng bắt đầu khi loại virus này tấn công vào phổi của người bệnh.

Ông Bruce Aylward – trợ lý Tổng giám đốc WHO, người lãnh đạo một nhóm điều tra viên làm nhiệm vụ tại Trung Quốc đã xem xét dữ liệu của 56.000 bệnh nhân nhiễm Covid-19 có biểu hiện từ nhẹ đến nặng.

Ông Bruce Aylward cho rằng, nắm được tiến trình tấn công của Covid-19 trong cơ thể những người có biểu hiện nặng là rất quan trọng để tối ưu hóa việc điều trị cho những bệnh nhân khác.

Theo WHO, có khoảng 10 – 15% bệnh nhân nhiễm Covid-19 có triệu chứng nhẹ tiến triển lên nặng và trong số này, lại có 15 – 20% bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch. Bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao nhất là những người tuổi từ 60 trở lên và mắc các bệnh nền như huyết áp cao, tiểu đường, tim mạch.

Hình ảnh chụp CT cho thấy Covid-19 tấn công phổi người bệnh (ảnh: Bloomberg)

Hình ảnh chụp CT cho thấy Covid-19 tấn công phổi người bệnh (ảnh: Bloomberg)

“Hình ảnh lâm sàng cho thấy Covid-19 không giống với những gì chúng ta thấy ở bệnh cúm. Covid-19 có thể lây lan qua việc tiếp xúc với những giọt chứa đầy virus bắn ra khi ho, hắt hơi hoặc từ hơi thở của người nhiễm bệnh”, ông Jeffery K.Taubenberger  người đã nghiên cứu về sự lây nhiễm của bệnh cúm ở Tây Ban Nha, cho biết.

 “Sự nhiễm virus thường bắt đầu từ mũi. Khi vào trong cơ thể, Covid-19 xâm chiếm các tế bào biểu mô tuyến bảo vệ đường hô hấp. Nếu Covid-19 chỉ xâm nhập ở khu vực đường hô hấp trên (mũi, họng), nó sẽ ít nguy hiểm hơn.

Tuy nhiên, khi virus tràn xuống khí quản và mô phổi, tình trạng sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng. Covid-19 sẽ gây tổn thương trực tiếp tại phối kèm theo những ảnh hưởng thứ phát do phản ứng bài dịch của cơ thể”, ông Taubenberger, lãnh đạo Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia tại thành phố Bethesda, bang Maryland (Mỹ), cho biết.

“Cơ thể của bạn sẽ ngay lập tức cố gắng sửa chữa những tổn thương trong phối ngay khi bị virus tấn công. Các tế bào bạch cầu sẽ tiêu thụ mầm bệnh và giúp chữa lành những mô phổi bị tổn hại. Thông thường, điều này diễn ra rất tốt đẹp, bạn có thể loại bỏ sự nhiễm trùng chỉ trong vài ngày.

Các bác sĩ đưa người bệnh nhiễm Covid-19 nhập viện (ảnh: Bloomberg)

Các bác sĩ đưa người bệnh nhiễm Covid-19 nhập viện (ảnh: Bloomberg)

Tuy nhiên, trong trường hợp nhiễm Covid-19 nặng, nỗ lực tự chữa lành của cơ thể có thể quá mạnh mẽ, dẫn tới sự phá hủy không chỉ các tế bào bị nhiễm virus mà cả những mô phổi khỏe lạnh. Tổn thương mô phổi, khí quản, phế quản sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất các chất dịch bảo vệ phổi khỏi bụi bẩn, vi khuẩn.

Bạn sẽ mất dần khả năng chống nhiễm trùng ở vùng hô hấp dưới (phổi, phế quản, khí quản), kết quả là phối sẽ bị vi khuẩn xâm nhập. Phổi bị tổn thương sẽ làm các cơ quan khác thiếu oxy, làm suy yếu thận, gan, não và tim”, ông Taubenberger cho biết.

“Một số người có thể dễ bị nhiễm Covid-19 hơn do họ có nhiều thụ thể tương thích với virus. Một số người có hệ miễn dịch yếu cũng dễ bị lây nhiễm loại virus này”, ông Taubenberger nói thêm.

 Diễn biến dịch Covid-19 trên thế giới vẫn còn phức tạp (ảnh: Bloomberg)

 Diễn biến dịch Covid-19 trên thế giới vẫn còn phức tạp (ảnh: Bloomberg)

Đồng quan điểm trên, ông David Morens cố vấn khoa học cấp cao của Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia cho biết:

“Khi phổi của bạn bị nhiễm trùng quá nặng, mọi thứ bắt đầu sụp đổ. Nếu vượt quá điểm giới hạn ở một mức nào đó, bạn sẽ không thể phục hồi”.

“Điểm giới hạn” khi nhiễm Covid-19 có lẽ xảy ra sớm hơn với người cao tuổi, cũng tương tự như thí nghiệm đối với chuột già”, ông Stanley Perlman, giáo sư vi sinh học và miễn dịch học tại Đại học Iowa (Mỹ), cho biết.

Tuy nhiên, ngay cả những người trẻ tuổi khỏe mạnh cũng có thể là nạn nhân của dịch bệnh này. Lý Văn Lượng, vị bác sĩ 34 tuổi – người đầu tiên cảnh báo về Covid-19, đã tử vong vì loại virus này sau khi được truyền kháng thể, thuốc, oxy và sử dụng cả phổi nhân tạo.

Khi có dấu hiệu nghi nhiễm mà có yếu tố dịch tễ, cần:

- Cách ly tại nhà, hạn chế tiếp xúc với nhiều người

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi

- Tuân thủ rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác

- Theo dõi các dấu hiệu dưới đây: Sốt (đo nhiệt độ 2 lần một ngày), ho, khó thở. Các triệu chứng ban đầu khác cần theo dõi là ớn lạnh, đau nhức cơ thể, đau họng, nhức đầu, tiêu chảy, buồn nôn/nôn và sổ mũi.

- Nếu bị sốt hoặc có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức để được khám, chẩn đoán chính xác, cách ly và điều trị kịp thời.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Khi tiếp xúc với người nghi nhiễm Covid-19, cần lập tức tự cách ly bản thân trong vòng 14 ngày để theo dõi các triệu chứng bất thường của cơ thể và đến ngay cơ sở y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin. Bộ Y tế đã công bố 2 số điện thoại đường dây nóng cung cấp thông tin về bệnh Covid-19: 19003228 và 19009095.

(Nguồn: Bộ Y tế)

Nguồn: [Link nguồn]

Covid-19 tại Hàn Quốc: Điều tồi tệ nhất có thể đã qua?

Người dân thành phố Daegu đã thực sự rơi vào khủng hoảng kể từ giữa tháng 2, khi cứ mỗi ngày lại có thêm hàng trăm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Bloomberg ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN