Thổ Nhĩ Kỳ phát động chiến dịch quân sự ở miền bắc Iraq

Ankara đã bắt đầu chiến dịch quân sự vượt biên giới, nhằm vào lực lượng người Kurd ở phía bắc Iraq, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ ngày 18.4. tuyên bố.

Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ lên một trực thăng quân sự.

Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ lên một trực thăng quân sự.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ huy động cả lực lượng trên không và trên bộ trong chiến dịch, bao gồm lính biệt kích, chiến đấu cơ, trực thăng và máy bay không người lái, Bộ trưởng Quốc phòng Hulusi Akar nói.

Ankara tuyên bố phá hủy nhiều boongke, đường hầm và kho đạn dược, cũng như trung tâm chỉ huy của các tay súng trung thành với Đảng Công nhân người Kurd (PKK) ở khu vực biên giới phía bắc của Iraq, gồm Metina, Zap và Avashin-Basyan.

Ngay sau đó, bộ binh Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến vào lãnh thổ Iraq. Hiện chưa rõ Thổ Nhĩ Kỳ huy động bao nhiêu binh sĩ cho chiến dịch quân sự, cũng như các khí tài liên quan.

“Chiến dịch của chúng tôi vẫn đang diễn ra thành công. Các mục tiêu đề ra ở bước đầu đã đạt được”, ông Akar nói, theo AP.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chỉ nhắm vào các mục tiêu được coi là “khủng bố”, và hết sức kiềm chế nhằm tránh gây thương vong cho dân thường và các công trình lịch sử, văn hóa ở Iraq.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến dịch cho đến khi những kẻ khủng bố cuối cùng bị tiêu diệt”, ông Akar nói thêm. “Chúng tôi đang quyết tâm cứu đất nước khỏi những kẻ khủng bố đã gây họa trong 40 năm qua”.

PKK là một tổ chức chính trị của dân quân người Kurd và cũng là phong trào du kích vũ trang. Người Kurd hiện chủ yếu sinh sống ở Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Iraq. Người Kurd tại Iraq muốn xây dựng một quốc gia độc lập riêng, trong khi người Kurd ở Syria và Thổ Nhĩ Kỳ lại muốn đi theo con đường khác.

Khu vực miền bắc Iraq, giáp biên giới Thổ Nhĩ kỳ là khu tự trị Kurdistan, địa bàn sinh sống của người Kurd.

Khu vực miền bắc Iraq, giáp biên giới Thổ Nhĩ kỳ là khu tự trị Kurdistan, địa bàn sinh sống của người Kurd.

Khu vực Kurdistan ở phía bắc Iraq lãnh thổ tự trị do người Kurd quản lý, đặt thủ phủ ở Erbil. Mỹ hiện có một lãnh sự quán ở Erbil, cũng như các căn cứ quân sự trên địa bàn.

Trong quá khứ, Thổ Nhĩ Kỳ từng phát động chiến dịch quân sự nhằm vào người Kurd ở Iraq, nhưng không loại bỏ hoàn toàn được lực lượng này. 

Người Kurd hiện có mối quan hệ gần gũi với Mỹ và phương Tây, là đồng minh trong cuộc chiến chống khủng bố IS.

Tháng 10.2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút binh sĩ Mỹ khỏi Syria, mở đường cho Thổ Nhĩ Kỳ tấn công lực lượng người Kurd. Ông Trump khi đó nói: "Người Kurd đã không giúp chúng tôi trong Thế chiến 2, chẳng hạn như họ không giúp chúng tôi trong trận Normandy. Họ nhắc đến tên của các trận chiến khác nhau nhưng họ ở đó để giúp chúng tôi vì mảnh đất của chính họ và đó là một điều hoàn toàn khác".

Dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden, các binh sĩ Mỹ vẫn hiện diện tại các khu vực do người Kurd kiểm soát ở Syria và Iraq. Tháng 10.2021, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố Mỹ cần rút quân khỏi Syria và Iraq. 

Abdullah Agar, cựu sĩ quan hoạt động đặc biệt của Các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ, nói sự ủng hộ của Mỹ với người Kurd là một trong những nguyên nhân khiến quan hệ hai nước gặp khó khăn.

“Các chính sách và chiến lược gần đây của Mỹ, chủ yếu là về vấn đề các lực lượng người Kurd hay Đảng Công nhân người Kurd (PKK) đã có tác động rất tiêu cực đối với mối quan hệ giữa hai nước", Abdullah Agar nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Đánh “vỗ mặt” Syria, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo Putin

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cuối tuần trước tuyên bố ông đã yêu cầu người đồng cấp Nga Vladimir Putin không can thiệp, để mình giải quyết tình hình Syria.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - RT ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN