Tham vọng xây dựng "con đường tơ lụa vùng Cực", TQ đóng tàu lớn chưa từng có

Vài năm trở lại đây, Trung Quốc tỏ rõ ý định bành trướng ở khu vực Bắc Cực. Năm 2018, Trung Quốc công bố sách trắng kêu gọi biến Bắc Cực thành “con đường tơ lụa vùng Cực”. Bắc Kinh nhấn mạnh cần đưa “con đường tơ lụa vùng Cực” vào Sáng kiến Vành đai Con đường, bất chấp tốn kém.

Tàu phá băng Xuelong 2 của Trung Quốc (ảnh: SCMP)

Tàu phá băng Xuelong 2 của Trung Quốc (ảnh: SCMP)

SCMP đưa tin, Trung Quốc đang bắt tay vào đóng một tàu phá băng hạng nặng khổng lồ nhằm phục vụ dự án “con đường tơ lụa vùng Cực”. Theo thông báo từ Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc, con tàu bắt đầu được đóng vào năm nay nhưng ít nhất phải đến năm 2025 mới có thể hạ thủy vì kích thước đồ sộ trong thiết kế.

“Đây sẽ là bước nhảy vọt trong công nghệ đóng tàu phá băng”, Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc tiết lộ.

Kế hoạch đóng tàu phá băng lớn chưa từng có được Trung Quốc phê duyệt vào đầu năm nay. Con tàu có nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động của dự án “con đường tơ lụa vùng Cực”, thăm dò Bắc Cực và phá những bề mặt băng siêu dày. Với tàu phá băng hạng nặng, Trung Quốc còn có tham vọng xây dựng những nhà máy điện hạt nhân nổi ở Bắc Cực.

Kể từ khi giới thiệu khái niệm “con đường tơ lụa vùng Cực” vào năm 2018, Trung Quốc tuyên bố sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng và mở rộng tuyến đường thương mại qua Bắc Cực. Tuy nhiên, việc vận tải qua Bắc Cực không hề dễ dàng khi nơi này bị bao phủ bởi băng tuyết quanh năm.

Bắc Kinh cũng có kế hoạch phóng nhiều vệ tinh vào năm 2022 để theo dõi tình hình thương mại ở “con đường tơ lụa vùng Cực”.

Trung Quốc nỗ lực xây dựng “con đường tơ lụa vùng Cực” với tham vọng khai thác lượng tài nguyên dồi dào ở Bắc Cực (ảnh: SCMP)

Trung Quốc nỗ lực xây dựng “con đường tơ lụa vùng Cực” với tham vọng khai thác lượng tài nguyên dồi dào ở Bắc Cực (ảnh: SCMP)

“Hạm đội vùng Cực” do Trung Quốc thành lập hiện có 2 tàu phá băng tầm trung là Xuelong 1 và Xuelong 2. Tàu Xuelong hạ thủy năm 2019, đóng tại Trung Quốc với hỗ trợ thiết kế từ Phần lan. Với lượng giãn nước 14.000 tấn, Xuelong 2 có thể xuyên thủng lớp băng dày 1,5 mét khi di chuyển với tốc độ 2 – 3 hải lý/giờ. Tuy nhiên, cả Xuelong 1 và 2 của Trung Quốc chỉ được trang bị động cơ chạy dầu thông thường.

Lý do chính khiến Trung Quốc quan tâm đến khu vực Bắc Cực là các nguồn tài nguyên khổng lồ tại đây. Cơ quan khảo sát Địa chất Mỹ ước tính rằng 13% lượng dầu và 30% lượng khí thiên nhiên chưa được khám phá trên thế giới nằm ở Bắc Cực.

Nga – quốc gia hợp tác cùng Trung Quốc xây dựng “con đường tơ lụa vùng Cực” – hiện sở hữu đội tàu phá băng mạnh nhất thế giới với 5 tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân. Nga cũng đang đóng thêm 5 tàu phá băng nữa để đảm bảo vận chuyển nhiên liệu quanh năm qua Bắc Cực.

Nga hiện là nước duy nhất thế giới có tàu phá băng chạy băng năng lượng hạt nhân. Tàu phá băng lớp Arktika của Nga có thể xuyên thủng lớp băng dày 2,8 mét.

Nguồn: [Link nguồn]

Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua nghị quyết lịch sử

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bế mạc kỳ họp lần thứ 6 tại Bắc Kinh bằng việc thông qua một nghị quyết quan trọng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN