Sri Lanka: Ông Gotabaya sang Đông Nam Á, người biểu tình rời khỏi dinh Tổng thống

Một ngày sau khi rời khỏi đất nước và đặt chân đến Maldives, Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đã đáp máy bay tới Singapore.

Người biểu tình ở Sri Lanka xông vào Văn phòng Thủ tướng (ảnh: Guardian)

Người biểu tình ở Sri Lanka xông vào Văn phòng Thủ tướng (ảnh: Guardian)

Chuyến bay mang số hiệu SV788 của hãng hàng không Arab Saudi đã đưa ông Gotabaya và vợ đến Singapore vào khoảng 19 giờ ngày 14.7 (giờ địa phương).

“Chúng tôi xác nhận ông Gotabaya đã nhập cảnh vào Singapore trong một chuyến thăm riêng”, Bộ Ngoại giao Singapore thông báo.

“Ông ấy không xin tị nạn và cũng không được cấp quy chế tị nạn. Chúng tôi cũng không chấp nhận các yêu cầu tị nạn”, Bộ Ngoại giao Singapore cho biết, đồng thời đề nghị người dân trong nước, người nước ngoài tuân thủ pháp luật Singapore và không tổ chức biểu tình bất hợp pháp.

Trước đó, hôm 13.7, ông Gotabaya đã lên máy bay quân sự rời Sri Lanka đến Maldives. Quốc hội đảo quốc Nam Á chưa nhận được đơn từ chức của Gotabaya như ông tuyên bố trước đó. Điều này khiến người biểu tình ở Sri Lanka giận dữ và đất nước càng rơi vào bất ổn chính trị.

Hôm 14.7, người biểu tình ở Colombo (thủ đô Sri Lanka) đã rời khỏi dinh Tổng thống và một số tòa nhà hành chính. Trước đó, chính phủ Sri Lanka phải huy động cảnh sát để giải tán đám đông.

“Chúng tôi đang rời khỏi dinh Tổng thống và Văn phòng Thủ tướng trong hòa bình. Nhưng cuộc đấu tranh của chúng tôi sẽ tiếp tục”, Guardian dẫn lời lãnh đạo một nhóm biểu tình (giấu tên).

Truyền thông địa phương cho hay, người biểu tình ở Sri Lanka đang bàn giao lại các tòa nhà hành chính, nhưng giữ nguyên yêu cầu Tổng thống Gotabaya và Thủ tướng Ranil Wickremesinghe phải từ chức.

Cảnh sát Sri Lanka dùng hơi cay giải tán đám đông (ảnh: Guardian)

Cảnh sát Sri Lanka dùng hơi cay giải tán đám đông (ảnh: Guardian)

Nhà sư Omalpe Sobitha – người có ảnh hưởng đối với các nhóm biểu tình ở Colombo – đã kêu gọi đám đông bàn giao dinh Tổng thống một cách nguyên vẹn và không lấy đi bất cứ món đồ nào.

“Tòa nhà là kho báu của đất nước này và nó cần được bảo vệ. Cần có sự kiểm tra và đảm bảo các món đồ được trả lại cho nhà nước”, ông Colombo kêu gọi.

Sau khi ông Gotabaya rời khỏi Sri Lanka, Thủ tướng Ranil Wickremesinghe trở thành quyền Tổng thống nước này. Tuy nhiên, ông Wickremesinghe cũng không nhận được sự ủng hộ của nhiều người dân và từng bày tỏ ý định từ chức. Nếu ông Wickremesinghe từ chức, Chủ tịch Quốc hội sẽ trở thành tổng thống lâm thời của Sri Lanka, trước khi nước này bầu được tổng thống mới.

Hiện Sri Lanka đang trong tình trạng khẩn cấp do bất ổn chính trị.

Nguồn: [Link nguồn]

Tổng thống Sri Lanka rời đất nước nhưng không từ chức: Người biểu tình cảnh báo

Văn phòng Thủ tướng Sri Lanka thông báo, tình trạng khẩn cấp được ban bố sau khi Tổng thống nước này – ông Gotabaya Rajapaksa – rời khỏi đất nước mà không từ chức.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam - Guardian ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN