Siêu đập thủy điện chặn dòng sông Nile: Người Ethiopia khổ sở ở Ai Cập

Những người Ethiopia sinh sống ở Ai Cập đang đứng giữa căng thẳng leo thang giữa hai nước vì công trình thủy điện trên dòng sông Nile.

Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi (phải) đón người đàn ông Ethiopia sang tị nạn từ Libya.

Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi (phải) đón người đàn ông Ethiopia sang tị nạn từ Libya.

Ethiopia, quốc gia ở thượng nguồn sông Nile, gần đây vì tuyên bố sẽ tích nước cho siêu đập thủy điện Đại Phục Hưng, dù Ai Cập có đồng ý hay không.

Trên mạng xã hội, người Ai Cập và Ethiopia thường xuyên tranh cãi, thổi bùng sự giận dữ. Người Ethiopia cho rằng họ có quyền xây đập thủy điện để làm giàu cho đất nước. Người Ai Cập thì muốn phá hủy con đập này.

Abdel Meguid al-Karki, người đàn ông Ethiopia ngoài 30 tuổi, kể về lý do tại sao phải che giấu danh tính khi sống ở Ai Cập.

Em trai của Karki, một thanh niên 19 tuổi, bị một nhóm người Ai Cập đánh đập thậm tệ trên đường về nhà từ tiệm tạp hóa  ở phía nam Cairo.

Tất cả tài sản bao gồm điện thoại di động, hàng hóa mua ở tiệm tạp hóa, đều bị cướp mất. Thanh niên 19 tuổi không chỉ bị đánh đập mà còn bị những kẻ quá khích thả chó xua đuổi.

“Họ đánh đập thằng bé rất thậm tệ dù họ không hề biết gì về nó, chỉ vì nó là người Ethiopia”, Karki nói với Al-Monitor. “Họ nói không chấp nhận để Ethiopia chiếm quyền kiểm soát dòng sông Nile”.

Ai Cập gần đây đã đưa vấn đề lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, yêu cầu thế giới phải tìm cách ngăn Ethiopia đe dọa đến sự tồn vong của Ai Cập.

Nếu đập thủy điện là công trình kỳ quan đánh dấu bước phát triển của Ethiopia, thì ở Ai Cập, đó có thể là công trình quyết định đến sự sống và cái chết.

Nền văn minh Ai Cập từ xa xưa và Ai Cập ngày nay phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước duy nhất trên sông Nile.

“Ngày càng nhiều người Ethiopia sinh sống ở Ai Cập bị tấn công, dù họ không hề liên quan đến dự án xây đập thủy điện ở quê nhà”, Taher Omar, người đứng đầu cộng đồng người Ethiopia ở Ai Cập, nói.

Ước tính có khoảng 16.189 người Ethiopia hiện sống ở Ai Cập. Một số đến đây để tìm kiếm cơ hội mới, số khác muốn trốn tránh những khó khăn ở quê nhà.

Đa số phụ nữ Ethiopia sống ở Ai Cập là lao động phổ thông còn đàn ông làm việc trong các nhà hàng, quán café, công trường xây dựng.

Cuộc sống của người Ethiopia ở Ai Cập vốn đã khó khăn vì dịch Covid-19, nay càng khó khăn vì tình trạng phân biệt đối xử.

“Nhiều người mất việc, không dám ra đường vì sợ bị đánh. Họ còn không mua nổi chiếc bánh mì cho gia đình”, Ziad Ahmad, thành viên cộng đồng Ethiopia ở Ai Cập, nói.

Có trường hợp người bản địa Ai Cập gõ cửa nhà người Ethiopia, tấn công, chửi mắng họ, Ahmad nói. “Chúng tôi đến đây với hi vọng có cuộc sống tốt hơn. Chúng tôi không liên quan đến các dự án của chính phủ”, Ahmad chia sẻ.

Đối với Karki, người đàn ông ngoài 30 giờ không còn dám nói rằng mình là người Ethiopia. Khi được ai đó hỏi về nguồn gốc, Karki chỉ nói mình đến từ Somali hoặc Sudan.

“Khi chúng tôi trình báo vụ việc với cảnh sát, họ tỏ ra khá dửng dưng, giống như đã quen với những trường hợp người Ethiopia bị hành hung”, Karki nói. “Những người như chúng tôi không biết phải đi đâu vì trở về quê nhà không phải là lựa chọn khả dĩ, ở lại Ai Cập không hề an toàn”.

Nguồn: [Link nguồn]

Siêu đập thủy điện chặn dòng sông Nile: Nga và Mỹ bất ngờ ”can thiệp”

Đại Phục Hưng, siêu đập thủy điện Ethiopia, sẽ là đập thủy điện lớn nhất châu Phi khi hoàn thiện. Nhưng hiện tại,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Al-Monitor ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN