Đòn “bão lửa” Ai Cập có thể phá hủy siêu đập thủy điện đối thủ chặn dòng sông Nile

Siêu đập thủy điện Đại Phục Hưng của Ethiopia được coi là công trình có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển kinh tế của quốc gia châu Phi này, nhưng bị được coi là mối đe dọa với sự tồn vong của Ai Cập.

Chiến đấu cơ F-16 của không quân Ai Cập.

Chiến đấu cơ F-16 của không quân Ai Cập.

Ethiopia sở hữu sông Nile xanh, cung cấp tới 90% lượng nước đổ vào sông Nile – nguồn nước chính nuôi sống 100 triệu người dân Ai Cập.

Siêu đập thủy điện Đại Phục Hưng trị giá 4,6 tỉ USD của Ethiopia sẽ sớm đi vào hoạt động trong năm nay, với công suất phát điện tối đa lên tới 6.500 MW.

Công trình thủy điện lớn nhất châu Phi và lớn thứ 7 trên thế giới không chỉ đáp ứng toàn bộ nhu cầu điện năng của Ethiopia, mà còn giúp quốc gia này thu lời lớn nhờ bán điện sang nước khác.

Ở chiều ngược lại, hồ thủy điện của đập cần tích một lượng nước khổng lồ, đe dọa trực tiếp đến hoạt động nông nghiệp và an ninh nguồn nước của Ai Cập và Sudan.

Ai Cập viện lý do Ethiopia đã ký thỏa thuận năm 1929, trong đó cam kết không làm thay đổi lưu lượng dòng nước sông Nile.

90% lượng nước chảy vào sông Nile ở Ai Cập bắt nguồn từ sông Nile Xanh ở Ethiopia.

90% lượng nước chảy vào sông Nile ở Ai Cập bắt nguồn từ sông Nile Xanh ở Ethiopia.

Chính phủ Ethiopia cho rằng thỏa thuận không có giá trị vì được ký ở thời điểm các nước trong khu vực còn là thuộc địa của Anh, Ý.

Năm 2015, bản ghi nhớ ba bên giữa Ai Cập, Sudan và Ethiopia công nhận Ethiopia có quyền xây đập thủy điện. Nhưng các bên không đạt thỏa thuận quốc tế về giải quyết tranh chấp liên quan đến nguồn nước sông Nile.

Ai Cập đã nhiều lần thuyết phục Ethiopia tìm cách khác để khai thác điện mà không làm chặn dòng sông Nile, nhưng Ethiopia đã quyết tâm xây dựng công trình thủy điện lớn nhất châu Phi.

“Ethiopia không chỉ muốn thu lời lớn từ thủy điện, mà còn muốn dùng công trình này để gây sức ép với các nước khác. Đây là hành động cực kỳ nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến nguồn sống của 100 triệu người Ai Cập vì sông Nile là nguồn cung cấp nước duy nhất”, các quan chức chính phủ Ai Cập từng nhiều lần cảnh báo, theo Uwidata.

Ethiopia tuyên bố sẽ bắt đầu tích nước cho siêu đập thủy điện từ tháng này, bất kể Ai Cập có đồng ý hay không.

Ethiopia tuyên bố sẽ bắt đầu tích nước cho siêu đập thủy điện từ tháng này, bất kể Ai Cập có đồng ý hay không.

Đầu năm 2020, Mỹ từng cố gắng làm trung gian hòa giải cho mẫu thuẫn nguồn nước giữa Ai Cập và Ethiopia, nhưng không đạt kết quả.

Ai Cập cho rằng, Ethiopia đang tạo ra tiền lệ nguy hiểm, khiến các quốc gia châu Phi khác cũng muốn đổ xô xây đập thủy điện, chặn nguồn nước của các nước láng giềng.

Hồi tháng 3.2020, Tham mưu trưởng Các lực lượng Vũ trang Ethiopia, Trung tướng Adam Mohamed tuyên bố sẵn sàng đáp trả mọi đòn tấn công của Ai Cập nhằm vào đập Đại Phục Hưng.

Nhưng quân đội Ethiopia thực sự quá lép vế trước đội quân hùng mạnh nhất châu Phi của Ai Cập.

Theo phân tích của Uwidata, với tư cách là Nguyên soái quân đội Ai Cập, Tổng thống Fattah el-Sisi – một người nổi tiếng cứng rắn, nhiều khả năng sẽ theo bước của những người tiền nhiệm, tìm kiếm giải pháp quân sự chấm dứt mối đe dọa từ đập thủy điện Đại Phục Hưng của Ethiopia.

Trong trường hợp phát động chiến dịch quân sự, Ai Cập sẽ phải nhờ đến sân bay của Sudan để làm bàn đạp không kích vào lãnh thổ Ethiopia. Các chiến đấu cơ Ai Cập cũng có thể bay thẳng từ căn cứ đến đập Đại Phục Hưng nếu sử dụng bình nhiên liệu phụ.

Các tổ hợp tên lửa đạn đạo Scud B.

Các tổ hợp tên lửa đạn đạo Scud B.

Trong trường hợp này, các chiến đấu cơ F-16 của Ai Cập rất phù hợp với nhiệm vụ ném bom đập Đại Phục Hưng.

Giải pháp khác an toàn hơn là Ai Cập phóng các tên lửa đạn đạo Scud-B, tầm bắn vươn tới lãnh thổ Ethiopia. Để tăng độ chính xác, Ai Cập cũng có thể gắn bệ phóng tên lửa đạn đạo lên tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Romeo, giống như cách Triều Tiên đang làm.

Theo Uwidata, Ai Cập có thể dựa vào ảnh hưởng với Sudan và Eritrea để trực tiếp phá hủy đập Đại Phục Hưng, hoặc gây sức ép buộc Ethiopia phải ngừng dự án.

Đối với Ethiopia, quốc gia này không có quan hệ tốt với các nước láng giềng. Vũ khí phòng không cũng hết sức lạc hậu, đa số từ thời Liên Xô.

Tính đến cuối năm 2019, các tổ hợp phòng không Pantsir S1 của Nga đã xuất hiện ở Ethiopia. Nhưng chỉ một vài tổ hợp Pantsir S1 là không đủ để Ethiopia ngăn Ai Cập tấn công phủ đầu.

Về năng lực không quân, Ethiopia có 36 chiến đấu cơ, trong đó 18 chiếc là Su-27. Nhưng không rõ năng lực chiến đấu của các máy bay này hiện nay.

Theo Uwidata, trong trường hợp Ai Cập quyết tâm phá hủy đập Đại Phục Hưng, Ethiopia khó có thể ngăn chặn bằng quân sự mà chỉ có thể dựa vào sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

Nguồn: [Link nguồn]

Siêu đập thủy điện chặn sông Nile: Ai Cập từng chở 2.000 vũ khí đến gần đối thủ

Đại Phục Hưng, siêu đập thủy điện của Ethiopia - công trình thủy điện lớn nhất châu Phi và lớn thứ 7 thế giới, bị...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN