Serbia cảnh báo hậu quả nếu EU áp giá trần khí đốt Nga

Nỗ lực của Liên minh châu Âu (EU) nhằm áp giá trần khí đốt Nga “sẽ khiến tất cả mọi người đóng băng” trong mùa đông năm nay, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic nói.

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic (phải) gần đây có cuộc gặp người đồng cấp Hungary Viktor Orban. Ảnh minh họa.

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic (phải) gần đây có cuộc gặp người đồng cấp Hungary Viktor Orban. Ảnh minh họa.

Nga có thể cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt cho châu Âu, không chỉ đường ống Nord Stream 1 như hiện nay, nếu EU thực hiện kế hoạch áp giá trần khí đốt Nga, ông Vucic ngày 16/9 cảnh báo.

“Nếu EU quyết định như vậy, Nga có thể cắt toàn bộ nguồn cung khí đốt, sẽ không còn khí đốt cho châu Âu và mọi người sẽ đóng băng”, ông Vucic nói, cảnh báo giá điện sẽ tăng vọt so với mức 400 euro/MWh như hiện nay.

Ông Vucic đưa ra bình luận trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên truyền hình, sau cuộc gặp với Tổng thống Hungary Viktor Orban. Hai nhà lãnh đạo tập trung thảo luận các vấn đề về mùa đông sắp tới, trong đó ông Orban nghĩ rằng “đây sẽ là mùa đông quyết định sự sống còn về mặt kinh tế”.

Tại cuộc họp báo chung ở Belgrade, ông Orban chỉ trích lệnh trừng phạt của EU với Nga, tương đương với việc “những người nhỏ bé về năng lượng lại áp đặt trừng phạt một gã khổng lồ năng lượng”.

Ông Vucic cũng đồng tình, nói rằng cuộc khủng hoảng năng lượng không chỉ tác động đến các hộ gia đình, mà “vấn đề chính là liệu các công ty và nền kinh tế có vượt qua được hay không”.

Các nước lớn trong EU như Đức, Pháp hay Tây Ban Nha có thể “ném tiền ra” để giải quyết vấn đề, nhưng các thành viên EU nhỏ bé hơn như Serbia không làm được như vậy.

Serbia và Hungary là hai quốc gia châu Âu phản đối trừng phạt kinh tế Nga và hiện vẫn nhập khẩu khí đốt giá rẻ từ Nga để đối phó với mùa đông sắp tới.

Nguồn: [Link nguồn]

Yếu tố quyết định cuộc khủng hoảng khí đốt châu Âu sau khi Nga cắt nguồn cung

Với việc Nga cắt gần như hoàn toàn nguồn cung khí đốt cho châu Âu, phương Tây đã đối phó bằng cách cắt giảm mức độ sử dụng và đa dạng hóa nguồn cung. Nhưng liệu các nước...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN